Phương trình hóa học: 3Fe3O4 + 28HNO3 → 14H2O +NO↑ + 9Fe(NO3)3 - Cân bằng phương trình hóa học

Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Fe3O4 + HNO3 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện. 

1301
  Tải tài liệu

Phương trình hóa học: 3Fe3O4 + 28HNO3 → 14H2O +NO↑ + 9Fe(NO3)3 - Cân bằng phương trình hóa học

  • Phản ứng hóa học:

        3Fe3O4 + 28HNO3 → 14H2O +NO↑ + 9Fe(NO3)3

    Điều kiện phản ứng

    - Nhiệt độ phòng.

    Cách thực hiện phản ứng

    - Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3

    Hiện tượng nhận biết phản ứng

    - Sắt từ oxit tan dần trong dung dịch và có khí không màu thoát ra

    Bạn có biết

    Tương tự Fe3O4, các oxit kim loại khác như CuO, MgO, ZnO... đều có thể phản ứng với dung dịch axit HNO3

  •  

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.

    B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.

    C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.

    D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.

    Hướng dẫn giải

    A sai vì Cu2+ không oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+

    C sai vì Cu chỉ khử được Fe3+ thành Fe2+.

    D sai vì Fe2+ không oxi hóa Cu thành Cu2+.

    Đáp án : B

    Ví dụ 2: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

    A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.

    B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

    C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

    D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

    Hướng dẫn giải

    "Khử cho, O nhận" ⇒ Fe là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa

    ⇒ sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+

    Đáp án : D

    Ví dụ 3: Ở điều kiện thường Fe phản ứng với dung dịch nào sau đây:

    A. FeCl3.    B. ZnCl2.    C. NaCl.     D. MgCl2.

    Hướng dẫn giải

    Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

    Đáp án : A

Bài viết liên quan

1301
  Tải tài liệu