Mn + S → MnS - Cân bằng phương trình hóa học

Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Mn + S một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện. 

2252
  Tải tài liệu

Mn + S → MnS - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

    Mn + S → MnS

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với bột lưu huỳnh

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện kết tủa màu hồng

Bạn có biết

Khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, hỗn hợp cháy sáng và xuất hiện kết tủa màu hồng

Hỏi đáp VietJack

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:Đun nóng 11 gam bột Mn với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít     B. 3,36 lít     C. 4,48 lít     D. 6,72 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình phản ứng: Mn + S → MnS

nMn = 11/55 = 0,2 (mol); nS = 9,6/32 = 0,3 (mol) ⇒ S dư

Theo phương trình: nMnS = nMn = 0,2 (mol)

MnS + 2HCl → MnCl2 + H2S ↑

⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Ví dụ 2: Đun nóng 5,5 g Mn với 6,4 g bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí) thu được muối X. Khối lượng muối X thu được là:

A. 0,87 g     B. 8,7 g    C. 1,74 g     D. 17,4 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng: Mn + S → MnS

nMn = 5,5/55 = 0,1 (mol); nS = 6,4/32 = 0,2 (mol) ⇒ S dư

Theo phương trình: nMnS = nMn = 0,1 (mol)

mMnS = 0,1.87 = 8,7 g

Ví dụ 3: . Chọn nhận định đúng trong các nhận định sau đây ?

A. Mn(OH)2 tan được trong kiềm tạo kết tủa màu xám đen

B. MnO là tinh thể màu xám lục , dễ tan trong nước

C. MnS kết tủa màu hồng, hơi ít tan

D. Tất cả các hợp chất của mangan đều có màu trắng

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Bài viết liên quan

2252
  Tải tài liệu