Phản ứng trùng hợp propilen | Trùng hợp C3H6 | nCH2=CH–CH3 → (-CH2–CH(CH3) -)n - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Phản ứng trùng hợp propilen | Trùng hợp C3H6 | nCH2=CH–CH3 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
Phản ứng trùng hợp propilen | Trùng hợp C3H6 | nCH2=CH–CH3 → (-CH2–CH(CH3) -)n - Cân bằng phương trình hóa học
-
Phản ứng hóa học:
nCH2=CH–CH3 (-CH2–CH(CH3) -)n
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ cao, áp suất cao và xúc tác thích hợp.
Cách thực hiện phản ứng
- ở nhiệt độ cao, áp suất cao và xúc tác thích hợp, các phân tử propilen kết hợp lại với nhau thành phân tử có mạch rất dài và phân tử khối lớn là poli propilen (PP).
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Sản phẩm thu được có mạch rất dài và phân tử khối lớn.
Bạn có biết
- Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp.
-
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Polime X có phân tử khối M = 420.000 đvC và độ polime hóa n = 10.000.
X là:
A. PE
B. PVC
C. (-CF2-CF2-)n
D. Polipropilen
Hướng dẫn
Gọi poli me X có CTPT là (CxHy)n : M = (12x + y).n = 420000 ⇒ 12x + y = 42
⇒ X là polipropilen
Đáp án D
Ví dụ 2: Điều kiện xảy ra phản ứng trùng hợp etilen là
A. Nhiệt độ cao.
B. áp suất cao.
C. xúc tác thích hợp.
D. cả 3 phương án trên.
Hướng dẫn
Điều kiện phản ứng trùng hợp etilen là: Nhiệt độ cao, áp suất cao và xúc tác thích hợp.
Đáp án D.
Ví dụ 3: Hệ số trùng hợp của loại polipropilen có khối lượng phân tử là 4984 đvC là:
A. 118
B. 128
C. 218
D. 178
Hướng dẫn
(-CH2–CH(CH3) -)n
Ta có: Khối lượng phân tử của polime là 42n = 4984 ⇒ n = 118
Đáp án A
Bài viết liên quan
- C3H6 + H2O | CH2=CH–CH3 + H2O → CH3-CHOH–CH3 - Cân bằng phương trình hóa học
- C3H6 + H2SO4 | CH2=CH–CH3 + H2SO4 → CH3–CHOSO3H–CH3 - Cân bằng phương trình hóa học
- Phản ứng đốt cháy 2C3H6 + 9O2 → 6CO2 + 6H2O - Cân bằng phương trình hóa học
- C3H6 + KMnO4 | 3CH2=CH–CH3 + 4H2O + 2KMnO4 → 3OH-CH2–CH(OH)– CH3 + 2MnO2 + 2KOH - Cân bằng phương trình hóa học
- C4H8 + H2 | CH3-CH=CH–CH3 + H2 → CH3–CH2–CH2–CH3 - Cân bằng phương trình hóa học