Cu(OH)2 + C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu - Cân bằng phương trình hóa học

Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Cu(OH)2 + C3H5(OH)3 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện. 

1129
  Tải tài liệu

Cu(OH)2 + C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu - Cân bằng phương trình hóa học

  • Phản ứng hóa học:

        Cu(OH)2 + C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu

    Điều kiện phản ứng

    - Nhiệt độ thường.

    Cách thực hiện phản ứng

    - Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 gạn lấy kết tủa sau đó cho dung dịch glixerol vào.

    Hiện tượng nhận biết phản ứng

    - Dung dịch tạo kết tủa Cu(OH)2 sau khi cho glixerol vào thấy tạo phức màu xanh thẫm.

    Bạn có biết

    - Các ancol đa chức có nhóm –OH liền kề tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.

  •  

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là:

    A. glucozơ, xenlulozơ, glixerol

    B. fructozơ, saccarozơ, tinh bột.

    C. glucozơ, glixerol, tinh bột

    D. fructozơ, saccarozơ, glixerol

    Đáp án D

    Hướng dẫn giải:

    Phân tích: Dễ thấy ở đáp án A ta loại xenlulozơ, đáp án B và C loại tinh bột.

    Vậy các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là fructozơ, saccarozơ, glixerol.

    Ví dụ 2: Cho dãy các chất Gly-Ala-Gly-Gly, glucozo, Ala-Gly, protein, glixerol. Số chất trong dãy tác dụng được với Cu(OH)2 

    A. 2      B. 4

    C. 3      D. 5

    Đáp án B

    Hướng dẫn giải:

    Vậy có 4 chất trong dãy tác dụng được với Cu(OH)2 là : Gly-Ala-Gly-Gly, glucozơ, protein, glixerol.

    Ví dụ 3: Dung dịch glixerol tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam còn etanol lại không phản ứng vì sao?

    A. Độ linh động của H trong nhóm OH của glixerol cao hơn etanol.

    B. Do ảnh hưởng qua lại của các nhóm OH liền kề.

    C. Đây là 1 phản ứng đặc trưng của rượu đa chức với các nhóm OH liền kề.

    D. vì lí do khác

    Đáp án C

Bài viết liên quan

1129
  Tải tài liệu