Cu(NO3)2 + Na2S → CuS + 2NaNO3 - Cân bằng phương trình hóa học

Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Cu(NO3)2 + Na2S một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện. 

1097
  Tải tài liệu

Cu(NO3)2 + Na2S → CuS + 2NaNO3 - Cân bằng phương trình hóa học

  • Phản ứng hóa học:

        Cu(NO3)2 + Na2S → CuS + 2NaNO3

    Điều kiện phản ứng

    - Nhiệt độ phòng.

    Cách thực hiện phản ứng

    - Cho Na2S tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2

    Hiện tượng nhận biết phản ứng

    - Dung dịch Cu(NO3)2 bị nhạt màu và thấy xuất hiện kết tủa màu đen.

    Bạn có biết

    - Tương tự các muối CuCl2, Pb(NO3)2…. tác dụng với Na2S tạo kết tủa đen.

  •  

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, NaNO3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, FeCl2. Khi cho Na2S vào các dung dịch muối trên có bao nhiêu trường hợp sinh ra kết tủa?

    A. 1      B. 2

    C. 3      D. 4

    Đáp án B

    Hướng dẫn giải:

    Có 2 muối là Pb(NO3)2, Cu(NO3)2 tác dụng với H2S tạo ra kết tủa là PbS và CuS.

    Ví dụ 2: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong 1 dung dịch?

    A. AlCl3 và KOH

    B. Na2S và Cu(NO3)2

    C. NaCl và AgNO3

    D. NaNO3 và AgNO3

    Đáp án D

    Hướng dẫn giải:

    Các đáp án A: tạo kết tủa Al(OH)3, B tạo kết tủa CuS, C tạo kết tủa AgCl còn D vì AgNO3 không tác dụng với NaNO3 nên cùng tồn tại trong 1 dung dịch.

    Ví dụ 3: Cho m gam Cu(NO3)2 tác dụng với dung dịch Na2S dư thu được 9,6 gam kết tủa. Giá trị của m là

    A. 18,8g      B. 9,4g

    D. 4,7g      D. 37,6g

    Đáp án A

    Hướng dẫn giải:

    nCuS = 0,1 mol

    Bảo toàn nguyên tố Cu có nCuS = nCu(NO3)2 = 0,1 mol

    ⇒ mCu(NO3)2 = 18,8g

Bài viết liên quan

1097
  Tải tài liệu