Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Mg + ZnCl2 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn - Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn
Điều kiện phản ứng
Không điều kiện
Cách thực hiện phản ứng
Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch kẽm clorua
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Kim loại Mg tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu xám xuất hiện.
Bạn có biết
Mg tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho m g Mg tác dụng với dung dịch kem clorua thu được 9,75 g chì. Giá trị của m là:
A. 3,6g B. 1,2 g C. 2,4 g D. 0,36g
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn
nZn = nMg = 0,15 mol ⇒ mMg = 0,15.24 = 3,6 g
Ví dụ 2: Ngâm một thanh kim loại Mg có khối lượng 10gam trong 250 gam dung dịch ZnCl2 4%. Khi lấy vật ra khỏi dd thì khối lượng dung dịch ZnCl2 giảm 0,76 gam. Khối lựợng của thanh kim loại sau phản ứng là?
A. 10,76 g B. 10,26 g C. 11,5 g D. 17,6 g
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m kim loại + mdd = m'kim loạị sau + m'dd sau
→ m'kim loạị - m kim loại = mdd – m'dd = 0,76 gam
→ Khối lượng dung dịch giảm đi chính là khối lượng tăng lên của thanh kim loại
Khối lựợng của thanh kim loại sau phản ứng là: 10 + 0,76 = 10,76 gam
Ví dụ 3:Cho Mg tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch ZnCl2 thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với AgNO3 dư thu được 26,85 g kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch ZnCl2 tham gia phản ứng là:
A. 0,75M B. 0,5 M C. 0,25 M D. 0,1 M
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn
nZnCl2 = nAgCl/2 = 0,15/2 = 0,075 mol ⇒ CM(ZnCl2) = 0,075/0,1 = 0,75 M