2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Al + CuO một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu - Cân bằng phương trình hóa học
Phương trình hóa học :
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ cao
- Ánh sáng
Cách thực hiện phản ứng
- Cho Nhôm phản ứng với CuO
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Nhôm tác dụng với đồng II oxit tạo thành nhôm oxit và đồng kim loại
Bạn có biết
Nhôm tác dụng được với oxit của kim loại kém hoạt động hơn như FeO, Fe2O3... gọi là phản ứng nhiệt nhôm
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. PbO, K2O, SnO.
B. FeO, MgO, CuO.
C. Fe3O4, SnO, BaO.
D. FeO, CuO, Cr2O3.
Đáp án: D
Hướng dẫn giải
Phản ứng nhiệt nhôm là để khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa. Vậy các oxit thỏa mãn điều kiện trên là: PbO, SnO, FeO, CuO, Fe3O4, Cr2O3.
Ví dụ 2: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, ta thấy hiện tượng?
A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.
B. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.
C. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
2Al + 2H2O + 2KOH → 3H2 + 2KAlO2
Ví dụ 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nhôm là 1 kim loại lưỡng tính.
B. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.
C. Al2O3 là một oxit trung tính.
D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
Đáp án: D
Hướng dẫn giải
Al2O3 là một oxit lưỡng tính.
Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
Bài viết liên quan
- 2Al + 2NH3 → 2AlN + 3H2↑ - Cân bằng phương trình hóa học
- 4Al + 3CO2 → 2Al2O3 + 3C - Cân bằng phương trình hóa học
- 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu - Cân bằng phương trình hóa học
- 2Al + 3Cu(NO3)2 → 3Cu + 2Al(NO3)3 - Cân bằng phương trình hóa học
- Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 - Cân bằng phương trình hóa học