Fe + I2 → FeI2 - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Fe + I2 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
Fe + I2 → FeI2 - Cân bằng phương trình hóa học
-
Phản ứng hóa học:
Fe + I2 → FeI2
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ 500 0C
Cách thực hiện phản ứng
- Cho sắt tác dụng với iot thu được muối sắt(II) iotua.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Sắt tác dụng với iot ở nhiệt độ cao tạo thành hỗn hợp màu tím đen
Bạn có biết
Fe khi phản ứng với I2 không tạo ra được Fe(III) mà I2 chỉ có thể oxi hóa Fe lên Fe(II) do I2 có tính oxi hóa nhưng không mạnh bằng các halogen khác như Cl2,Br2.
-
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Điều kiện để phản ứng giữa sắt và iot xảy ra là
A. xúc tác Ni B. xúc tác Mn
C. Nhiệt độ cao D. Áp suất cao
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Ví dụ 2: Cho sắt tác dụng với iot thu được muối iotua. Tên gọi của muối iot tạo thành là:
A. Sắt(III)iotua B. Sắt(II)iotua
C. Sắt iotua D. Cả A và B đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Phương trình phản ứng: Fe + I2 → FeI2
Ví dụ 3: Cho sắt tác dụng với iot nung nóng thu được muối iotua. Phương trình phản ứng đúng là:
A. Fe + I2 → FeI2
B. 2Fe + 3I2 → 2FeI3
C. 4Fe + 3I2 → 2Fe2I3
D. 2Fe + I2 → 2FeI
Hướng dẫn giải
Đáp án : A