Axetilen + Br2 | C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Axetilen + Br2 | C2H2 + 2Br2 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
Axetilen + Br2 | C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 - Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br
Điều kiện phản ứng
- Không có
Cách thực hiện phản ứng
- Dẫn từ từ khí axetilen qua dung dịch nước brom (tỉ lệ 1:2).
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Ankin phản ứng làm mất màu dung dịch nước brom ( phản ứng vừa đủ ).
Bạn có biết
- Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng brom.
- Phản ứng xảy ra qua hai giai đoạn. Muốn dừng lại ở giai đoạn nào thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thích hợp.
- Khối lượng dung dịch brom tăng bằng lượng ankin đã tham gia phản ứng.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: 2,6 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dd Br2 2M (phản ứng theo tỉ lệ 1:2). CTPT X là:
A. C5H8
B. C2H2
C. C3H4
D. C4H6
Hướng dẫn
CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2n-2Br4
nBr2 = 2.0,1= 0,2 mol;
Theo pt: nCnH2n-2 = ½ .nBr2 = ½.0,2 = 0,1 mol
MCnH2n-2 = 14n – 2 = 2,6/0,1 = 26 → n = 2 → CTPT là: C2H2
Đáp án: B
Ví dụ 2: Cho axetilen tác dụng với dung dịch nước brom (theo tỉ lệ 1:2). Sản phẩm của phản ứng trên là:
A. C2H2Br4
B. C2H2Br2
C. C2H4Br2
D. C2H5Br
Hướng dẫn
Khi cho axetilen tác dụng với dung dịch nước brom (theo tỉ lệ 1:2).
Ta có phương trình phản ứng sau:
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Đáp án: A
Ví dụ 3: Cho 2,6g C2H2 tác dụng với dung dịch nước brom (theo tỉ lệ 1:2). Khối lượng sản phẩm thu được là bao nhiêu?
A. 30,5g
B. 40,7g
C. 34,6g
D. 35g
Hướng dẫn
Khối lượng sản phẩm thu được: m = 0.1 x 346 = 34.6 (g)
Đáp án: C
Bài viết liên quan
- Axetilen + H2 | C2H2 + 2H2 → C2H6 - Cân bằng phương trình hóa học
- Axetilen + Br2 | C2H2 + Br2 → C2H2Br2 - Cân bằng phương trình hóa học
- Ba(NO3)2 + 2NaHSO4 → 2HNO3 + Na2SO4 + BaSO4↓- Cân bằng phương trình hóa học
- C2H2 + HCl → C2H3Cl - Cân bằng phương trình hóa học
- Ba(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + BaCO3↓ - Cân bằng phương trình hóa học