KAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + KHCO3 - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học KAlO2 + CO2 + H2O một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
KAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + KHCO3 - Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
KAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + KHCO3
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng
Cách thực hiện phản ứng
- Cho KAlO2 tác dụng với CO2 và H2O
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Phản ứng tạo kết tủa keo trắng trong dung dịch
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
NaAlO2 và KOH không xảy ra phản ứng hóa học
Ví dụ 2: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 ?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch nước vôi trong
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hidroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3
Ví dụ 3: Kết luận nào sau đây không đúng với nhôm?
A. Có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg.
B. Là nguyên tố họ p.
C. Là kim loại mà oxit và hidroxit lưỡng tính.
D. Trạng thái cơ bản nguyên tử có 1e độc thân.
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
Mg thuộc nhóm IIA, Al thuộc nhóm IIIA và cùng thuộc chu kì 3 → bán kính của Mg > Al
Bài viết liên quan
- 2NaAlO2 + 4H2SO4 → Al2(SO4)3 + 4H2O + Na2SO4 - Cân bằng phương trình hóa học
- NaAlO2 + NaHSO4 + H2O → Al(OH)3↓ + Na2SO4 - Cân bằng phương trình hóa học
- KAlO2 + 4HCl → AlCl3 + 2H2O + KCl - Cân bằng phương trình hóa học
- KAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3↓ + KCl - Cân bằng phương trình hóa học
- 2KAlO2 + 4H2SO4 → Al2(SO4)3 + 4H2O + K2SO4 - Cân bằng phương trình hóa học