Phản ứng điện phân: CuCl2 → Cl2 + Cu - Cân bằng phương trình hóa học

Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Phản ứng điện phân: CuCl2 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện. 

687
  Tải tài liệu

Phản ứng điện phân: CuCl2 → Cl2 + Cu - Cân bằng phương trình hóa học

  • Phản ứng điện phân:

        CuCl2 → Cl2 + Cu

    Điều kiện phản ứng

    - Điện phân dung dịch với điện cực trơ.

    Cách thực hiện phản ứng

    - Điện phân dung dịch CuCl2.

    Hiện tượng nhận biết phản ứng

    - Thấy có khí thoát ra ở anot.

  • Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ sau 1 thời gian thu được 0,32g Cu ở catot và khí X ở anot. Hấp thụ hoàn toàn khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, sau phản ứng nồng độ còn lại của NaOH là 0,005M. Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là:

    A. 0,05M      B. 0,1M

    C. 0,15M      D. 0,2M

    Đáp án B

    Hướng dẫn giải:

    nCu = 0,005 mol ⇒ nCl2 = 0,005 mol

    Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

    0,005   →   0,01

    nNaOH ban đầu = nNaOH pư + nNaOH dư = 0,01 + 0,2. 0,005 = 0,02 mol

    ⇒ CM (NaOH) = 0,1M

    Ví dụ 2: Khi điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ trong một giờ với cường độ dòng điện 5 ampe. Khối lượng kim loại đồng giải phóng ở catot là

    A. 5,97g      B. 2,98g

    C. 11,94g     D. 5g

    Đáp án A

    Hướng dẫn giải:

    Áp dụng công thức: m = AIt/nF ⇒ mCu = (64.3600.5)/(96500.2) = 5,97g

    Ví dụ 3: Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ thì

    A. Nồng độ của dung dịch CuCl2 không đổi.

    B. Nồng độ của dung dịch CuCl2 giảm dần.

    C. Nồng độ của dung dịch CuCl2 tăng dần.

    D. Màu xanh của dung dịch CuCl2 chuyển sang màu đỏ.

    Đáp án B

Bài viết liên quan

687
  Tải tài liệu