H2N–C3H5–(COOH)2 + 2C2H5OH --> ClH3N–C3H5–(COOC2H5)2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học H2N–C3H5–(COOH)2 + C2H5OH một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
H2N–C3H5–(COOH)2 + 2C2H5OH ClH3N–C3H5–(COOC2H5)2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học
-
Phản ứng hóa học:
H2N–C3H5–(COOH)2 + 2C2H5OH ClH3N–C3H5–(COOC2H5)2 + 2H2O
-
Điều kiện phản ứng
- Axit glutamic phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh.
Cách thực hiện phản ứng
- Nhỏ axit glutamic vào ống nghiệm chứa C2H5OH, sau đó them tiếp một vài giọt HCl đặc.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Trước phản ứng dung dịch trong ống nghiệm là đồng nhất. Sau phản ứng dung dịch trong ống nghiệm tách thành 2 lớp, do sau phản ứng thu được este, este rất ít tan trong nước.
Bạn có biết
- Tương tự axit cacboxylic, các amino axit phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh sinh ra este.
- Sau phản ứng các este thu được hình thành dưới dạng muối.
-
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Chất phản ứng với C2H5OH với xúc tác thích hợp để tạo este là
A. etylamin. B. anilin.
C. kali clorua. D. axit glutamic.
Hướng dẫn: axit glutamic phản ứng với C2H5OH với xúc tác axit vô cơ mạnh để tạo este.
Đáp án: D
Ví dụ 2: axit glutamic không phản ứng với chất nào sau?
A. H2SO4. B. KOH.
C. Na2SO4. D. C2H5OH, xt HCl.
Hướng dẫn: axit glutamic không phản ứng với Na2SO4.
Đáp án: C
Ví dụ 3: Chất nào sau đây phản ứng với C2H5OH, xúc tác thích hợp không thu được este?
A. Axit glutamic. B. Glyxin.
C. Anilin. D. Alanin.
Hướng dẫn: Anilin không phản ứng với C2H5OH.
Đáp án: C
Bài viết liên quan
- HOOC–CH(NH2)–CH2–CH2–COOH + HCl → HOOC–CH(NH3Cl)–CH2–CH2–COOH - Cân bằng phương trình hóa học
- H2N-CH2-COOH + C2H5OH --> ClH3NCH2COOC2H5 + H2O - Cân bằng phương trình hóa học
- H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH - Cân bằng phương trình hóa học
- H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O - Cân bằng phương trình hóa học 1
- H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O - Cân bằng phương trình hóa học