2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học K + CH3COOH một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.

1267
  Tải tài liệu

2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

    2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với axit axetic.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng cả axit vô cơ và axit hữu cơ.

Hỏi đáp VietJack

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CH3COOH tác dụng lần lượt với từng chất: Fe, NaOH, Na2CO3, Cu, K?

A. 1      B. 2

C. 3      D.4

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

K + CH3COOH → CH3COOK + H2;

NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O;

Fe + 2CH3COOH → (CH3COO)2Fe + H2;

Na2CO3 + 2CH3COOH → CO2 + H2O + 2CH3COONa.

Ví dụ 2: Cho K tác dụng với 100 gam dung dịch CH3COOH. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng H2 sinh ra là 0,1g . Vậy C% dung dịch muối thu được là:

A. 8,11%      B. 9,52%

C. 0,952 %      D. 0,82%

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2

nK = 2nH2 = 0,05.2 = 0,1 mol ⇒ mK = 0,1.39 = 3,9 g

nCH3COOK = 2nH2 = 0,1 mol ⇒ mCH3COOK = 0,1.98 = 9,8 g

mdd = 3,9 + 100 – 1 = 102,9 g ⇒ C% = 9,8/102,9 = 9,52%

Ví dụ 3: Cho 3,9 g K tác dụng với 100 ml dung dịch CH3COOH 1M. Dung dịch sau phản ứng nhỏ vài giọt phenolphtalein. Dung dịch sẽ thu được sẽ thay đổi như thế nào?

A. Từ trắng sang không màu

B. Không màu sang màu hồng

C. Màu hồng sang không màu

D. Màu đỏ sang màu trắng

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2

nK = nCH3COOH ⇒ sau phản ứng chỉ có muối CH3COOK

CH3COOK là muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu nên có môi trường bazo ⇒ phenophtalein chuyển sang màu hồng.

Bài viết liên quan

1267
  Tải tài liệu