Cr2O3 + 6HCl(đặc) → 2CrCl3 + 3H2O - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Cr2O3 + HCl một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
Cr2O3 + 6HCl(đặc) → 2CrCl3 + 3H2O - Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Cr2O3 + 6HCl(đặc) → 2CrCl3 + 3H2O
Điều kiện phản ứng
- Không có.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho oxit Cr2O3 vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào .
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Chất rắn màu lục thẫm Dicromtrioxit (Cr2O3) tan dần trong dung dịch
Bạn có biết
- Cr2O3 là oxit lưỡng tính có thể tác dụng được với axit và kiềm đặc.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đốt cháy kim loại X trong oxi thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là.
A. Mg
B. Cr
C. Fe
D. Al
Hướng dẫn giải
Đáp án C
A. Quá trình phản ứng:
Mg + O2 → MgO + HCl → MgCl2
B. Quá trình phản ứng: O2 HCl
Cr + O2 → Cr2O3 + HCl → CrCl3
C. Quá trình phản ứng:
Fe + O2 → Fe3O4 + HCl → FeCl2, FeCl3
D. Quá trình phản ứng:
Al + O2 → Al2O3 + HCl → AlCl3
Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).
Hướng dẫn giải
Đáp án C
A. Đúng, CrO3 là oxit axit khi tác dụng với nước tạo dung dịch chứa 2 axit H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Đúng, Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch HCl loãng nhưng không tan trong NaOH loãng, chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy.
D. Đúng, Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được Cr2O3.
Ví dụ 3: Phát biểu không đúng là
A. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO đều có tính chất lưỡng tính.
B. Hợp chất CrO có tính khử đặc trưng còn hợp chất CrO3 có tính oxi hóa mạnh.
C. CrO tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch KOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này sẽ chuyển thành muối cromat.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
CrO có tính bazo.