8Al + 30HNO3(loãng) → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Al + HNO3(loãng) một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện. 

1212
  Tải tài liệu

8Al + 30HNO3(loãng) → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phương trình hóa học:

8Al + 30HNO3(loãng) → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Điều kiện phản ứng

   - Điều kiện bình thường.

   - Tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

   - Cho Al phản ứng với dung dịch axit HNO3 loãng tạo muối nhôm nitrat và sản phẩm khử.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

   - Phản ứng hoà tan chất rắn nhôm Al.

Bạn có biết

   - Hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au) đều phản ứng với axit HNO¬3 loãng tạo sản phẩm khử (NO, N2O, NH4NO3 hoặc N2).

   8Al + 4HNO3(loãng) → Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

   8Al + 30HNO3(loãng) → 8Al(NO3)3 + 3N2O↑ + 15H2O

   10Al + 36HNO3(loãng) → 10Al(NO3)3 + 3N2↑ + 18H2O

Hỏi đáp VietJackVí dụ minh họa

Ví dụ 1:Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là

   A. 60,272.       B. 51,242.        C. 46,888.        D. 62,124.

   Hướng dẫn giải

   Chọn C.

   Quy hỗn hợp X về Al; Fe; O.

    ⇒ nO=0,15 mol;nHNO3=0,6275 mol;nNO=nN2=0,01 mol.

   Có nHNO3=2nO+4nNO+12nN2+10nNH4 NO3

    ⇒ nNH4NO3=0,01675 mol

   n(NO3 muối kim loại)=2nO+3nNO+10nN2+8nNH4NO3=0,564 mol

    ⇒ mmuối=mkim loại+m(NO3 muối kim loại)+mNH4NO=46,888 gam

Ví dụ 2:Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Dung dịch nào sau đây khi lấy dư không thể hòa tan hết X?

   A. HNO3 loãng

   B. NaNO3 trong HCl

   C. H2SO4 đặc nóng

   D. H2SO4 loãng

   Hướng dẫn giải

   Chọn D.

   - Khi cho X (Al, Fe, Cu) vào HNO3 loãng, NaNO3 trong HCl hay H2SO4 đặc, nóng thì Al và Fe thì cả ba chất trong X đều phản ứng theo kiểu phản ứng oxi hóa khử nên X bị hòa tan hết.

   - Nếu cho X (Al, Fe, Cu) vào H2SO4 loãng thì chỉ có Al và Fe phản ứng. Vì chỉ sinh ra muối Fe(II) nên không thể hòa tan được Cu.

Ví dụ 3:Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là

   A. 17,28.

   B. 21,60.

   C. 19,44.

   D. 8,90.

   Hướng dẫn giải

   Chọn B.

   Đặt nN2 =x;nN2O=y ⇒ nX=x+y=0,24 mol;mX=28x+44y=0,24.36

   Giải hệ có: x=y=0,12 mol.

   Bảo toàn electron: 3nAl=10nN2 +8nN2O+8nNH4NO3

    ⇒ nNH4NO= mol

    ⇒ Muối gồm Al(NO3)3 và NH4NO3.

    ⇒ mmuối=213.+80.=8m (g)

    ⇒ m=21,6 (g).

Bài viết liên quan

1212
  Tải tài liệu