Mg + HCl → MgCl2 + H2 - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Mg + HCl một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
Mg + HCl → MgCl2 + H2 - Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Mg + HCl → MgCl2 + H2
Điều kiện phản ứng
Không điều kiện
Cách thực hiện phản ứng
Cho magie tác dụng với dung dịch HCl thu được muối và khí không màu thoát ra.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Magie tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch không màu.
Bạn có biết
Mg dễ tham gia phản ứng với các dung dịch axit không có tính oxi hóa tạo muối và khí hidro thoát ra.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: . Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?
A. Fe, Ni, Ag B. Zn, Cu, Mg
C. Cu, Na, Ba D. Cr, Fe, Al
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Fe + 2HCl →FeCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Cr + 2AgNO3 → Cr(NO3)2 + 2Ag
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là
A. 35,7 gam B. 36,7 gam C. 53,7gam D. 63,7 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
nCl- = nHCl = 2nH2 = 0,6 mol.
Ta có: mmuối = mKL + 35,5. nCl-
⇒ mmuối = 36,7 gam.
Ví dụ 3:Cấu hình e nào dưới đây đúng với Mg
A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p2
C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s23p3
Hướng dẫn giải:
Đáp án A