3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học CuO + NH3 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O - Cân bằng phương trình hóa học
-
Phản ứng hóa học:
3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho khí NH3 dư đi qua CuO đun nóng.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.
Bạn có biết
- Khi đun nóng NH3 có thể khử một số oxit kim loại tạo thành kim loại.
-
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hiện tượng quan sát được khi dẫn NH3 qua CuO đun nóng là
A. Chất rắn không đổi màu.
B. Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu vàng.
C. Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu xanh.
D. Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu đỏ và có hơi nước ngưng tụ.
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Khi dẫn khí NH3 qua CuO nung nóng thì NH3 khử CuO màu đen tạo ra Cu màu đỏ, nước và N2.
Ví dụ 2: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Thêm một lượng nhỏ bột MnO2 vào dung dịch hiđro peoxit.
(2) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 rồi đun nóng.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đốt nóng.
(4) Cho KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI.
(6) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
(7) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 3 B. 6
C. 4 D. 5
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Gồm các thí nghiệm 1,3,4,5.
Ví dụ 3: Cho hỗn hợp các oxit kim loại MgO, CuO, Li2O, PbO. Số oxit kim loại bị khử bởi NH3 là
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Có 2 oxit là CuO và PbO