2Ba(NO3)2 → 2BaO + 4NO2↑ + O2↑ - Cân bằng phương trình hóa học

Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng phân hủy Ba(NO3)2 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.

1308
  Tải tài liệu

2Ba(NO3)2  2BaO + 4NO2 + O2

Phản ứng hóa học:

2Ba(NO3)2 → 2BaO + 4NO2↑ + O2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: 620 - 670oC

Cách thực hiện phản ứng

- Nhiệt phân Ba(NO3)2

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Nhiệt phân Bari nitrat xuất hiện chất rắn màu trắng BaO và khí màu nâu đỏ NO2

Bạn có biết

Ca(NO3)2 cũng có phản ứng tương tự

Hỏi đáp VietJackVí dụ minh họa

Ví dụ 1: Muốn điều chế kim loại kiềm thổ người ta dùng phương pháp gì?

A. Nhiệt luyện.

B. Điện phân dung dịch.

C. Thuỷ luyện.

D. Điện phân nóng chảy.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng.

Ví dụ 2: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.

C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.

D. Không xuất hiện kết tủa.

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (Lúc đầu OH- rất dư so với CO2)

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Ví dụ 3: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Na, Ba, K      B. Be, Na, Ca

C. Na, Fe, K      D. Na, Cr, K

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường (trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào)

Bài viết liên quan

1308
  Tải tài liệu