3Mn + N2 → Mn3N2 - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học Mn + N2 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
3Mn + N2 → Mn3N2 - Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
3Mn + N2 → Mn3N2
Điều kiện phản ứng
Nhiệt độ từ 690°C - 1200°C
Cách thực hiện phản ứng
Cho mangan phản ứng với nitơ
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Xuất hiện chất rắn màu xám đen
Bạn có biết
Mangan cháy trong nitơ ở nhiệt độ cao từ 690°C - 1200°C để tạo thành chất rắn màu xám đen
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Mangan tác dụng được với những chất nào sau đây ?
A. N2, H2SO4 loãng , KNO3
B. H2SO4 đặc nguội ,O2, NaOH
C. S, H2SO4 đặc nguội, N2
D. HNO3, NaOH, S
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Mn + S → MnS
3Mn + N2 → Mn3N2
Mn + 2H2SO2(đ,nguội) → MnSO4 + 2H2O + SO2
Ví dụ 2: . Cho 16,5 g Mn tác dụng vừa hết với m g nitơ phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 0,56g B. 5,6 g C. 0,28 g D. 2,8 g
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Phương trình hóa học : 3Mn + N2 → Mn3N2
Ta có : nN2 = 1/3 . nMn = 0,1 mol ⇒ mN2 = 0,1.28 = 2,8 g
Ví dụ 3: Cho 8,25 g Mn tác dụng vừa hết với 1,4 g nitơ phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m g chất rắn màu xám đen .Giá trị của m là:
A. 9,65g B. 19,3 g C. 0,965 g D. 1,93 g
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình hóa học : 3Mn + N2 → Mn3N2
Theo ĐLBTKL ta có : mMn + mN2 = mMn3N2 ⇒ mMn3N2 = 8,25 + 1,4 = 9,65 g