4CrO3 + 3S → 3SO2↑ + 2Cr2O3 - Cân bằng phương trình hóa học
Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học CrO3 + S một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện.
4CrO3 + 3S → 3SO2↑ + 2Cr2O3 - Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
4CrO3 + 3S → 3SO2↑ + 2Cr2O3
Điều kiện phản ứng
- Không có.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho S tiếp xúc với CrO3.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Có khí thoát ra
Bạn có biết
- Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH.. bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 làm dung dịch chuyển từ da cam sang vàng.
B. Một số chất vô cơ và hữu cơ như C; P; S; C2H5OH bốc cháy khi gặp CrO3.
C. Trong môi trường axit, Zn có thể khử được Cr3+ thành Cr.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu da cam.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Dung dịch Na2CrO4 có màu vàng chứ không phải da cam
Do Cr đứng trước Zn trong dãy điện hóa ⇒ Zn không thể khử Cr3+ thành Cr; chỉ có thể thành Cr2+
Trong môi trường kiềm thì chỉ tồn tại CrO42- có màu vàng
Ví dụ 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc nhóm VIIIB
(b) Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội
(c) Khi thêm dung dịch kiềm vào muối cromat sẽ tạo thành đicromat
(d) Trong môi trường axit, muối crom (VI) bị khử thành muối crom (III)
(e) CrO là oxit bazơ, Cr2O3 là oxit lưỡng tính, CrO3 là oxit axit
(g) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Số phát biểu đúng:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 2
Hướng dẫn giải
Đáp án A
(a) Sai, Cấu hình Cr(Z=24): 1s22s22p63s23p63d54s1 : Cr nằm ở chu kì 4, nhóm VIB.
(b) Đúng, Cr bị thụ động hóa khi tác dụng với dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
(c) Sai, Tổng quát: 2CrO42- + 2H+ ⇔ Cr2O72- + H2O,
màu vàng màu da cam
- Trong môi trường kiềm, muối đicromat chuyển hóa thành cromat và ngược lại trong môi trường axit, muối cromat chuyển hóa thành đicromat.
(d) Đúng, Trong môi trường axit, muối crom (VI) có tính oxi hóa mạnh và bị khử thành muối crom (III).
Ví dụ: K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 3CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
(e) Đúng.
(g) Đúng, Phản ứng : 3S + 4CrO3 → 2Cr2O3 + 3SO2 và C2H5OH + 4CrO3 → 2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O.
Vậy có 4 phát biểu đúng.
Ví dụ 3: CrO3 có thể tác dụng với các chất nào sau đây?
A. H2O, O2, Zn, dd NaOH.
B. dd NaOH, S, P, C2H5OH
C. dd NaOH, dd H2SO4, dd FeSO4 (H+)
D. Al, H2S, dd NaOH , Zn
Hướng dẫn giải
Đáp án B
CrO3 là chất oxi hóa mạnh nên các chất S,P, C2H5OH bốc cháy mạnh khi tiếp xúc với CrO3 thành Cr2O3.
Bài viết liên quan
- 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học
- 3C2H2 + 8KMnO4 → 3(COOK)2 + 8MnO2↓ + 2KOH + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học
- 2CrO3 + C2H5OH → 2CO2↑ + Cr2O3 + 3H2O - Cân bằng phương trình hóa học
- C2H2 + Cl2 → C2H2Cl2 - Cân bằng phương trình hóa học
- 2CrO3 + 2NH3 → N2↑ + Cr2O3 + 3H2O - Cân bằng phương trình hóa học