Đường rộng mở của học sinh trung học chuyên nghiệp

Đường rộng mở của học sinh trung học chuyên nghiệp

558
  Tải tài liệu

Ước mơ học đại học (ĐH) - và cao hơn nữa - là nguyện vọng chính đáng của thanh niên và phải được xã hội khuyến khích. Bill Gates, tuy bỏ học ĐH giữa chừng để sáng lập Công ty Microsoft, trở thành người của toàn cầu và giàu nhất thế giới nhưng đã khuyên mọi người cần học qua bậc ĐH.

Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức, bậc ĐH lại cần thiết hơn với tất cả mọi người. Thế nhưng, để đến đích ĐH hoặc hơn nữa, người ta có thể đi bằng nhiều đường.

Hàng năm, nước ta có khoảng 20% học sinh (HS) tốt nghiệp THPT được vào ĐH bằng “đường thẳng”. Và như vậy, số còn lại muốn vào ĐH phải đi “đường vòng”. Ở mỗi nước, đường vào ĐH cũng khác nhau.

Ví dụ ở Mỹ - nước đã phổ cập ĐH với 2 loại trường: ĐH cộng đồng (community colleges) và ĐH (university) - có rất nhiều người ghi danh vào học ĐH cộng đồng. Trường này chỉ học 2 năm, chủ yếu là huấn nghiệp, cung cấp cho nhu cầu của địa phương. Phần lớn sinh viên (SV) tốt nghiệp ra đi làm, và khi có đủ điều kiện, họ lại ghi danh vào học ĐH 4 năm (thường họ chiếm số 1/2 SV ghi danh vào ĐH).

Ở Đức, cũng chỉ 20% HS tốt nghiệp THPT được vào ĐH, số còn lại học ở các trường nghề, trường kỹ thuật. Các trường nghề của Đức thuộc hạng tốt nhất thế giới. Tất nhiên các HS tốt nghiệp trường nghề, trường kỹ thuật khi hội đủ điều kiện đều có thể học ĐH.

Ở Úc, có trên 250 trường TAFE (Technical and Further Education) và 50 trường ĐH. TAFE là các trường cao đẳng nghề. Đại bộ phận HS tốt nghiệp THPT vào học trường TAFE.

Sau 2 năm học, khi ra trường, các em sẽ trực tiếp tham gia sản xuất. HS tốt nghiệp các trường TAFE dễ kiếm việc làm hơn SV tốt nghiệp ĐH. Giữa trường TAFE và ĐH có chương trình liên thông nên HS tốt nghiệp các trường TAFE dễ dàng học lên ĐH.

Ở nước ta, tư tưởng khoa bảng còn nặng nề nên hầu hết HS tốt nghiệp THPT đều thi vào ĐH, “bất đắc dĩ” mới chịu học nghề hoặc học trung cấp. Vì vậy tình trạng thừa thầy thiếu thợ là căn bệnh trầm kha và là một trở ngại trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, như ông cha ta đã nói: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nhất là khi hội nhập WTO, chúng ta lại cần rất nhiều người có “nghệ tinh”. Luật Giáo dục 2005 đã mở rộng việc đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo sự liên thông giữa các bậc học. Vì vậy, HS tốt nghiệp trường nghề, trường trung cấp đều có thể học lên ĐH bằng con đường trực tiếp vừa làm vừa học học từ xa… 

Con đường đối với các bạn HS trung cấp chuyên nghiệp hiện đã rộng mở. Nếu có ý chí, ham học, các bạn sẽ có cơ hội học lên ĐH hoặc xa hơn…

Nguyễn Quốc Bảo (SGGP)

Bài viết liên quan

558
  Tải tài liệu