Bí quyết giành điểm cao khối H, V

Về xu hướng và cơ cấu đề thi

Về Ba-rem điểm

Làm bài không kịp thời gian   

Rủi ro

Không nắm bắt được tiêu chí tuyển sinh của trường mình thi

Một số lưu ý nữa là:

581
  Tải tài liệu

05/06/2012

Chuẩn bị nước rút cho kỳ thi đại học, hẳn bạn còn nhiều lo lắng và băn khoăn, đặc biệt với các khối thi có môn năng khiếu Vẽ? Trước hết, để giành được điểm cao với khối có Vẽ, bạn cần hiểu rõ hơn về các khối thi này.

Sau nữa, có những bí quyết bạn cần "giắt lưng" để hoàn thành kỳ thi có môn Vẽ tốt nhất.

Về xu hướng và cơ cấu đề thi

Khoảng 5 năm trở lại đây, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, xu hướng và cơ cấu ra đề thi khối H, V đã thay đổi rất nhiều. Chính vì vậy, tiêu chí tuyển sinh của các trường thiết kế bây giờ, yếu tố tư duy sáng tạo được ưu tiên ngang hàng với kỹ năng khéo tay. Với tiêu chí này, ngoài việc rèn luyện kỹ thuật hội họa thì đề thi còn đòi hỏi thí sinh phải có hiểu biết văn hóa phong phú.

Về Ba-rem điểm

Cụ thể chi tiết thì chỉ có hội đồng tuyển sinh mới được biết, song cũng không ngoài những yếu tố sau:

Hình họa

+ Bố cục: Cần cân đối, hài hòa giữa hình với nền, giữa hình với hình

+ Dựng hình: Khái quát được hình dáng, đặc điểm của mẫu

+ Cấu trúc: Giải trình kết cấu bề mặt của mẫu

+ Không gian: Dùng sắc độ đậm nhạt của bút chì để thể hiện bề dày của khối (có chính, có phụ và sự tương tác của mẫu trong không gian)

+ Tinh tế: Cần kỹ năng vững vàng và cách khai thác nhấn - nhả hình có cá tính

+ Hoàn thiện: Đảm bảo thấy được đầy đủ các chi tiết theo không gian xa - gần

Bố cục màu

+ Đúng chủ đề: Phản ánh đầy đủ thông tin của đề thi

+ Bố cục: Cân đối, hài hòa giữa hình với nền, hình với hình; không phạm quy, có nhịp điệu để dẫn hướng thị giác                         

+ Tạo hình: Phải có tính nhất quán trong phong cách                            

 + Sắc độ: Đậm nhạt rõ ràng, chính xác để thể hiện chính - phụ rõ ràng                              

+ Màu sắc: Hài hòa nóng - lạnh, có tông màu chủ đạo                           

Đã đi thi thì ai cũng muốn đỗ. Tuy nhiên, đỗ hay không phần lớn phụ thuộc vào việc đầu tư cho học tập và cả may mắn. Không thể phủ nhận những trường hợp học ít mà vẫn đỗ hoặc học rất khá mà vẫn trượt. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn trượt đại học? Có một số nguyên nhân sau đây:

Làm bài không kịp thời gian   

Thời gian thi là 4 tiếng, kể cả thời gian nghỉ nên phải phân bổ thời gian cho hợp lý. Trong đó:

Hình họa có 4 tiết, mỗi tiết 45 phút, thời gian nghỉ giữa tiết 15 phút

+ Tiết 1: Bố cục, dựng dáng lớn và hình lớn

+ Tiết 2: Dựng hình chi tiết

+ Tiết 3: Phân tích cấu trúc bề mặt và gợi hướng ánh sáng lớn

+ Tiết 4: Tập chung đẩy sâu những chi tiết gần nhất

Một bài chưa đẹp nhưng đầy đủ chi tiết vẫn còn hơn một bài đẹp mà chưa xong. Bởi vậy bài làm của bạn nên có đầy đủ các chi tiết rồi mới chọn chỗ mình yêu thích nhất để "thâm" diễn.

Bố cục màu có 4 tiếng

Cố gắng phác bố cục trong vòng 30 - 45 phút. Thời gian còn lại dành tô màu, sao cho tổng thời gian phác bố cục và tô màu chỉ khoảng 3 tiếng rưỡi. Nửa tiếng còn lại, bạn nên để cho màu khô và tránh gặp rủi ro do lộn xộn cuối giờ thi.

Gần hết giờ mà bài vẫn còn vài chỗ trống thì tốt nhất trên bảng màu còn màu nào thích hợp thì tô luôn, kín giấy là trên hết.

Rủi ro

Thôi thì đủ loại: Sức khỏe, xô xát trong phòng thi, đi muộn, quên giấy tờ, đọc không kỹ đề thi,... Do đó, bạn cần chuẩn bị mọi thứ từ trước khi vào phòng thi thật kỹ.

Không nắm bắt được tiêu chí tuyển sinh của trường mình thi

Tuy hội họa chung một gốc nhưng do tính chất đặc thù của ngành nghề nên mức độ đòi hỏi của mỗi trường một khác nhau. Hơn nữa, kỳ thi tuyển sinh là kỳ thi kiểm tra kỹ năng căn bản chứ không phải cuộc thi tài năng nên sự giải trình, sự hiểu vấn đề cần thiết hơn thể hiện cái "tôi" cá nhân.

Vậy muốn đỗ, bạn cần phải có "chiến thuật" thi cử. Người đỗ là người có tổng điểm cao cả 3 môn, chứ không chỉ riêng một môn nào đó. Trong 3 môn thi: Văn (hệ số 1) còn 2 môn năng khiếu (hệ số 2) do đó, Văn tối thiểu phải 6 điểm, màu và hình họa phải xem ngưỡng điểm trung bình chấm trên lớp khoảng mấy điểm và cố gắng giữ thăng bằng khoảng cách giữa 2 môn tối đa là 1 điểm.

Một số lưu ý nữa là:

+ Trong phòng thi: Tốt nhất không nên nhìn bài của ai. Vì nếu mình kém mà nhìn thấy bài đẹp sẽ "choáng", còn ngược lại sẽ sinh ra chủ quan.

+ Dụng cụ đi thi: Thà mang thừa còn hơn mang thiếu, vừa để cho mình dùng thoải mái vừa để ngoại giao trong phòng thi cho đỡ làm phiền mình trong quá trình làm bài.

Nguồn: dantri.com.vn

XEM TỶ LỆ CHỌI TUYỂN SINH ĐH, CĐ 2012

Bạn muốn biết tỷ lệ chọi các trường sớm nhất? Hãy soạn tin : TTS TL <MATRUONG> Gửi 7530

* VD: Tra tỉ lệ chọi trường đại học Kinh tế quốc dân ==> SoạnTTS TL KHA gửi đến 7530

* Các bạn có thể xem mã trường TẠI ĐÂY

Bài viết liên quan

581
  Tải tài liệu