Bộ LĐ-TB và XH quản lý giáo dục nghề nghiệp, các trường CĐ lo lắng

Mới đây, Chính phủ quyết định giao cho Bộ LĐ-TB-XH quản lý giáo dục nghề nghiệp các trường CĐ. Điều này làm cho các trường không khỏi bối rối.

943
  Tải tài liệu

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Chính phủ đã ban hành nghị quyết chuyển chức năng quản lý giáo dục về cho Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. Cụ thể, Chính phủ thống nhất Bộ LĐ-TB và XH là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, còn Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường sư phạm.

Cũng theo đó, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các bộ, cơ quan quản lý trực tiếp các trường trung cấp, cao đẳng khẩn trương chỉ đạo thực hiện tự chủ trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm nhanh can thiệp hành chính của bộ chủ quản và UBND cấp tỉnh.

Trước đó, tại kỳ họp thứ tám, tháng 11 - 2014 Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp, nhưng cả Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB&XH đều không nhận được quá 50% số phiếu tán thành từ đại biểu Quốc hội về việc đảm nhận vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống này.

Cụ thể, chỉ có 29.4 % nhất chí cho bộ GD&ĐT tiếp tục quản lý về giáo dục nghề nghiệp, 34% đề nghị giao cho bộ LĐ-TB&XH, còn lại là đồng ý giao Chính phủ phân công cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng giai đoạn và ý kiến khác.

Sau đó, dù Luật Giáo dục nghề nghiệp chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2015, với thay đổi căn bản chuyển toàn bộ hệ thống CĐ, CĐ nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề - vốn trước đây thuộc sự quản lý của hai bộ GD-ĐT và LĐ-TB&XH- nhập chung vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp thống nhất, nhưng tại thời điểm đó cũng chưa có bộ nào chính thức được phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước với hệ thống này.

Trước bất cập này, Hiệp hội các trường CĐ, trung cấp kinh tế- kỹ thuật Việt Nam nhiều lần kiến nghị về những vướng mắc, đồng thời kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp nhằm đảm bảo hệ thống giáo dục được liên thông từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục ĐH.

Trong một diễn biến khác, tháng 6/2016, bên phía Bộ GD&ĐT cũng có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thống nhất giao cho Bộ GD&ĐT quản lý hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học, kể cả bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghề đang thuộc Bộ LĐ-TB&XH quản lý.

Ngay sau khi quyết định được ban hành, trao đổi với phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin, đại diện một số trường CĐ tại Hà Nội cho rằng, họ cảm thấy lo lắng về vấn đề này. "Liệu có tình trạng chồng chéo trong việc quản lý?", một hiệu trưởng trường CĐ đặt câu hỏi.

Còn nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng, đây là điều bất cập, một “nước đi” chưa thực sự hay nhất và còn nhiều bất cập.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

Công Luân
(nguoiduatin.vn – 09/09/2016)

Bài viết liên quan

943
  Tải tài liệu