Chọn nghề - điều trường kinh doanh cũng không dạy được

Chọn nghề - điều trường kinh doanh cũng không dạy được

619
  Tải tài liệu

Thời gian làm việc như một người thợ nề đã dạy cho tôi nhiều hơn tất thảy những gì tôi thu lượm được từ sách giáo khoa. Bài học lớn tôi học được từ quãng thời gian này là: không gì tuyệt hơn việc bạn chấp nhận rủi ro để theo đuổi giấc mơ và tìm công việc mình thực sự say mê.

Giờ đây, trên cương vị một giáo sư đại học, từng ngày, tôi chứng kiến những lớp sinh viên của mình vật lộn trên con đường theo đuổi một nghề nghiệp chứ không đơn thuần là kiếm được một công việc. Họ muốn tìm một nghề nghiệp mình thực sự "say"; tuy nhiên, rất nhiều sinh viên đã tỏ ra bất mãn và chán nản khi phải tuân theo đường hướng do người khác vạch ra nhưng lại không đủ dũng khí để chọn hướng đi riêng cho cuộc đời mình.

Tôi đã nhiều lần khuyên các sinh viên của mình theo đuổi giấc mơ, niềm đam mê của họ giống như tôi đã từng làm nhưng tôi nhận ra đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng.

Kinh nghiệm của người thợ nề dạy cho tôi biết rằng nếu chọn công việc mình làm trùng với nghề nghiệp mình lựa chọn thì xét đến tận cùng, đây không phải là thứ tôi tự tạo dựng mà chỉ là tập hợp của vô vàn những trải nghiệm bản thân. Công việc tôi làm không hướng đến sự ổn định và chắc chắn vĩnh cửu và là quá trình không ngừng theo đuổi sự phát triển và nhận thức. Sự phát triển đó không nhằm để cho bất kỳ ai chỉ trích hay đánh giá mà do chính tôi phát xét và tự thỏa mãn.

Giờ đây, tôi biết rằng quyết định đầu đời trở thành một người thợ mộc ở vùng Nantucket đã đưa tôi đến với một ngã rẽ bất ngờ mà tôi không thể ngờ mình sẽ qua. Trải nghiệm đó quả thực tuyệt vời. Người khác có thể không đồng ý nhưng tôi đánh giá đây chính là tuyên ngôn của tôi với chính bản thân mình và người khác, rằng cuộc đời của tôi là do tôi tạo dựng.

Khi bước vào đời, tôi chỉ muốn trở thành một người thợ mộc. Nhưng tôi đã rời bỏ ước mơ thuở ban đầu và trở thành một người thợ nề - một bước ngoặt bất ngờ mà tôi không hề ngờ tới ở thời điểm bắt đầu. Điều này đã giúp tôi nhận ra một sự thực không thể chối bỏ rằng chúng ta chỉ tận hưởng được trọn vẹn ý nghĩa của cuộc sống khi biết trở thành những con người biết nỗ lực đầy sáng tạo. Dù sáng tạo ở bất kỳ lĩnh vực nào: nghề mộc, nề, dạy học, nuôi sống gia đình hay viết sách thì thách thức lớn nhất với mỗi người vẫn là nhìn sâu vào bản thân mình để tìm ra những yếu tố mang tính sáng tạo giúp chúng ta nhận ra mình là ai.

Mọi điều đều có thể xảy ra, nếu chúng ta thực sự cởi mở đón nhận những cơ hội do nghề nghiệp đem lại thì chúng ta sẽ tìm được sự thỏa mãn từ bất kỳ một vị thế nào, thậm chí còn khác xa nơi chúng ta từng trông đợi.

Tôi trân trọng quãng thời gian làm thợ nề và cũng không quên cái nhìn kinh ngạc của mọi người khi biết tôi quyết định hướng đi này thay vì học đại học. Tôi vẫn giữ bộ đồ nghề và thường tự mình sửa chữa hỏng hóc trong nhà mình (dù đôi lúc là không cần thiết). Tôi muốn tìm lại cảm giác hài lòng về việc mình có thể thực sự làm tốt. Tôi không dễ gì tìm được cảm giác đó khi làm công việc trong lĩnh vực hàn lâm.

Đó là chưa kể đến việc lĩnh vực hàn lâm không phải là một nghề nghiệp quý tộc hoặc rằng tôi không định hy sinh trọn đời cho nó. Bạn tìm được cảm giác mãn nguyện khi bạn biết rõ mình là ai, mình muốn gì và giữ vững quan điểm về chất lượng là gì và cách đánh giá như thế nào là một công việc có kết quả tốt. Gần đây, Matthew Crawford đã đưa ra phản biện về việc tại sao bấy lâu nay xã hội lại hiển nhiên chấp nhận sự sắp đặt cuộc đời mình nhất thiết phải học đại học và sau đó trở thành nhân viên văn phòng; nếu ai đó bất ngờ đi chệch sự sắp đặt đó thì bị coi là chuốc lấy thân phận thấp kém và bị coi là kẻ lập dị nếu như không muốn nói là tự hủy hoại mình.

Dẫu đồng ý rằng những nghề nghiệp mà xã hội đang theo đuổi là những nghề nghiệp đáng trân trọng nhưng về sâu sa, tôi vẫn nghĩ mọi người đều nên dành ra một khoảng thời gian để tìm hiểu xem mình thực sự muốn gì trước khi bỏ thời gian và tiền của vào việc học lên cao hơn. Khi bạn đã thực sự hiểu mình thì hãy kiên định với chuẩn mực riêng về giá trị của bản thân.

Áp lực về những giá trị quy chuẩn với việc học hành, bằng cấp là vô cùng lớn và áp lực này đặc biệt rõ rệt khi các sinh viên mới ra trường bắt đầu so sánh mức lương khởi điểm với nhau. Với nhiều người, những áp lực kiểu như vậy thậm chí còn đến sớm hơn. Tôi biết rằng nhiều sinh viên của mình phải tập làm sơ yếu lý lịch rất sớm từ những năm lớp 7, lớp 8. Cách giáo dục này nguy hiểm ở chỗ: nó sớm reo vào người ta suy nghĩ rằng giá trị của bản thân mình đến từ các yếu tố khách quan, từ sự đánh giá, nhìn nhận của người khác khi họ đánh giá bản sơ yếu lý lịch của họ.

Khi sinh viên hỏi tôi về viêc họ nên phát triển nghề nghiệp theo hướng nào để kiếm được nhiều tiền nhất và tiến xa nhất, tôi không ngần ngại nói rằng "đây là một hỏi sai, em hãy đặt câu hỏi khác đi." Câu hỏi đúng là câu hỏi mà họ có thể tự tìm được lời giải đáp (với sự khích lệ từ tôi) chẳng hạn như: "Bạn thực sự muốn cuộc đời mình đi theo hướng nào? Bạn muốn làm gì? Bạn thấy phù hợp nhất với cái gì?" Bài học cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ cho sinh viên của mình về những năm tháng làm thợ nề là lựa chọn hướng đi cho mình và cởi mở với mọi khả năng có thể xảy đến từ lựa chọn đó. Tôi tin rằng các cơ hội sẽ dần mở ra cho bạn.

Như những gì Henry David Thoreau đã nói: "tôi hiểu ra rằng với trải nghiệm của bản thân, nếu một người tự tin dấn thân theo đuổi ước mơ của mình và nỗ lực sống theo cách mình muốn, anh ta sẽ đạt được thành công trong tương lai không xa."

Andrew J. Hoffman

Giảng viên trường Kinh Doanh Stephen M. Ross, thuộc đại học Michigan

Như Nguyệt dịch - Nguồn: tuuanvietnam.net

Bài viết liên quan

619
  Tải tài liệu