Trường nghề “tự bơi”

Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH cho phép thí sinh trình độ CĐ-TC nghề liên thông lên ĐH-CĐ chính quy đã có hiệu lực được một năm rưỡi nhưng hiện các trường nghề đang gặp nhiều khó khăn. 

1021
  Tải tài liệu

Ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, nhận định: “Thông tư ra đời là chủ trương hết sức có lợi cho SV tốt nghiệp trường nghề, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một khoảng cách đáng kể giữa luật và thực tế. Mọi thứ mới chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa một vài trường cụ thể với nhau chứ chưa trở thành một hệ thống hành động theo luật quy định”. Chẳng hạn, Bộ GD-ĐT chưa có chỉ tiêu liên thông từ nghề lên ĐH, chưa có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, các trường ĐH không mặn mà lắm với việc này. Đối với các trường có đào tạo liên thông thì một số lại chỉ nhận SV học từ bậc CĐ, TC nghề của trường mình chứ không tuyển sinh rộng rãi cho mọi thí sinh đến từ các trường nghề khác. Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn là một ví dụ. Hơn một năm nay, trường đã xúc tiến quan hệ với một số trường nhưng giờ vẫn đang trong quá trình mở mã ngành, so sánh chương trình, tiến hành các thủ tục pháp lý...

Ngoài ra còn có rắc rối vì danh mục mã ngành giữa đào tạo nghề và bậc ĐH không khớp nhau. Ví dụ, bên CĐ nghề có ngành hướng dẫn viên và quản trị khách sạn nhưng bên ĐH không có tên ngành này, chỉ có các ngành như Việt Nam học, du lịch… Đó là chưa kể nhiều ngành như cắt gọt kim loại, hàn, vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh… không được đào tạo ở trình độ ĐH nên SV học những nghề này gần như không thể liên thông lên cao.

Theo ông Hiệp, nếu tổ chức việc đào tạo liên thông này, xã hội được lợi rất lớn khi tuyển dụng được nguồn nhân lực vừa có năng lực thực hành cao vừa có kiến thức khoa học.

M.Q

(thanhnien.com.vn)

Bài viết liên quan

1021
  Tải tài liệu