Các trường ĐH dân lập: “Thấp thỏm” lo đầu vào!

Các trường ĐH dân lập: “Thấp thỏm” lo đầu vào!

851
  Tải tài liệu

Tuy mới trong giai đoạn đầu của mùa tuyển sinh tại các trường ĐHDL, nhưng theo dự đoán của không ít chuyên gia, người làm công tác quản lý đào tạo thì mùa tuyển sinh này thêm một lần nữa, cũng như niên khoá trước, đầu vào của các trường gặp không ít khó khăn…

Đầu vào bị ảnh hưởng dây chuyền.

Đó là nhận định của ThS Nguyễn Quốc Hợp – Trưởng phòng Đào tạo ĐHDL Văn Hiến, ông lý giải: Ngoài thực tế là điểm số kết quả thi của TS mùa tuyển này thấp, điểm sàn không giảm thì NV1B của các trường công lập đã góp phần làm đầu vào tại các trường ngoài hệ thống công lập, vốn đã khó khăn thì mùa thi này lại thêm “chật vật”. Cụ thể, tại trường Văn Hiến, trong thời gian xét tuyển NV1 đến thời điểm hiện tại trường cũng mới nhận được tổng số hồ sơ xấp xỉ 650 bộ, từ 34/62 tỉnh thành gửi về.

Hiện trường cũng đang rất lo lắng cho đầu vào, hy vọng với quy định nới rộng thời gian xét tuyển cho các trường thêm 5 ngày mỗi NV thì đến hết mùa tuyển sinh trường cũng đạt chỉ tiêu đào tạo. Tuy nhiên, trước mắt trong mùa tuyển sinh này trường đã phải đóng hai ngành học là văn hóa học và Việt Nam học xu hướng tuyển hai ngành này từ năm học trước cũng đã quá ít. Hiện trường cũng đang “hồi hộp” chờ đợi nguồn HS trong hai kỳ tuyển NV2 (từ 25.8 đến 5.9) và NV3 (từ 10.9 đến hết tháng 9).

Tương tự, các ĐH khác như Văn Hiến, Hồng Bàng... đang trong thời gian xét tuyển NV1, ban tuyển sinh cũng đã thông báo xét tuyển đầu vào với NV2 yêu cầu cũng đúng bằng điểm sàn. Điều này đồng nghĩa với số lượng NV1 còn thiếu nhiều, phải hạ điểm chuẩn NV2 xuống để mong có thêm đầu vào khả dĩ. Cụ thể, ĐH Hồng Bàng, sau khi xét tuyển NV1 được 1.000 CT, trường vẫn còn cần đến một lượng đầu vào lên đến 3.224 ở xét tuyển NV2-3 cho cả hai bậc đào tạo ĐH và CĐ – một cán bộ tuyển sinh của ĐH Hồng Bàng cho biết.

Hay tuy tình hình có lạc quan hơn một chút so với cùng kỳ năm trước, với lượng đầu vào sau khi kết thúc thời gian xét tuyển NV1, ĐHDL Văn Lang cũng mới tuyển đạt 25% tổng chỉ tiêu. “Những thay đổi của bộ trong việc nới rộng thời gian xét tuyển các NV cũng như cho phép rút hồ sơ để chuyển qua các trường khác, ngành học khác của mùa tuyển sinh 2011 được coi là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho việc tìm đầu vào của các trường ĐHDL trong mùa tuyển sinh này” – ThS Võ Văn Tuấn – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Văn Lang đưa ra lời bình luận.

Đào tạo bao tiêu sản phẩm – lối ra mới của nhiều trường dân lập

Mùa tuyển sinh 2011-2012, ĐH Văn Hiến đã “bắt tay” với VTC để mở thêm 3 ngành học mới (công nghệ nội dung số, quản trị công nghệ - truyền thông và hệ thống viễn thông - truyền thông) đều là những ngành học đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam. Có thể coi đây là một hướng ra để vừa có thêm đầu vào cho trường mà doanh nghiệp cũng có được nguồn lực lao động đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngay sau khi tốt nghiệp - ThS Quốc Hợp cho biết. Và để “hút” TS vào các ngành học mới, ĐH Văn Hiến cũng như đối tác VTC đã thống nhất về một số ưu đãi như VTC bảo đảm “bao tiêu” đầu ra đối với những SV tốt nghiệp loại khá trở lên với mức lương tối thiểu 10 triệu đồng/tháng cùng một số ưu đãi khác trong quá trình đào tạo... Tuy nhiên, đầu vào cũng phải đảm bảo theo quy định điểm sàn của Bộ GDĐT.

Tương tự, hướng đi đào tạo theo nhu cầu cũng được trường Hồng Bàng thực hiện khá thành công, Hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Một số ngành có đầu vào rất ít, chỉ 12-15 người như môn Thái Lan học. Trường đã hút thêm đầu vào bằng chương trình đào tạo thêm một chuyên ngành như kế toán hoặc thuế... Nhờ vậy, 100% SV tốt nghiệp đều được các doanh nghiệp hoặc đại sứ quán đặt hàng tuyển dụng, mức lương ban đầu từ 600-1.000USD/tháng. Cũng chính vì thế, thu hút thêm được nguồn tuyển. Tương tự, với những ngành khác cũng có Cty đặt hàng ngay từ khi tuyển đầu vào là du lịch và một số chuyên ngành kinh tế, đồ họa... Nhờ vậy, đầu vào cũng khả dĩ hơn – thầy Hùng kết luận.

Thể Uyên

20/08/2011 – laodong.com.vn

Bài viết liên quan

851
  Tải tài liệu