Không tăng kịch trần học phí đại học công lập

Không tăng kịch trần học phí đại học công lập

1 981
  Tải tài liệu

Thời điểm này sinh viên đang chật vật với hàng loạt khoản chi phí nhập học cùng các loại sinh hoạt phí khác. Chia sẻ với khó khăn chung đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học giãn thời gian điều chỉnh học phí.

Mỗi  trường một mức thu


Tham khảo một số trường đại học đầu năm học mới 2013 - 2014 cho thấy, nhiều trường đưa ra mức thu khác nhau nhưng đều chưa đạt mức trần được phép thu theo khung quy định. Có những trường đưa ra mức điều chỉnh học phí trong năm học mới nhưng chỉ áp dụng từ học kỳ II. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, các trường đại học và giáo dục nghề nghiệp không được ép buộc học sinh, sinh viên đóng học phí một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học, trừ trường hợp người học tự nguyện, nhất là vào thời điểm đầu năm học mới.


Trường ĐH Mỏ - Địa chất quy định mức thu học phí đối với sinh viên ĐH,CĐ chính quy vừa theo niên chế vừa theo tín chỉ. Theo đó, sinh viên hệ đại học chính quy, liên thông cao đẳng lên đại học chính quy: 530.000 đồng/tháng/sinh viên, hệ Cao đẳng mức thu: 424.000 đồng/tháng/sinh viên. Học kỳ II, trường thông báo học phí tăng lên, với hệ cao đẳng là 448.000 đồng/tháng/sinh viên, đại học: 560.000 đồng/tháng/sinh viên. Đối với sinh viên học chương trình đào tạo theo tín chỉ, sinh viên hệ đại học chính quy, liên thông cao đẳng lên đại học chính quy, mức thu,  học kỳ I: 165.000 đồng/tín chỉ/sinh viên; Học kỳ II: 175.000 đồng/tín chỉ/sinh viên. 


Trường ĐH Công Đoàn đưa ra mức thu đối với sinh viên hệ Đại học đào tạo chính quy, sinh viên học song song 2 ngành, sinh viên hệ đào tạo liên thông chính quy nhập học năm học 2013-2014 theo tín chỉ mức thu là: 160.000 đồng/tín chỉ/sinh viên. Mức thu này ở hệ Cao đẳng chính quy là 130.000 đồng/tín chỉ/sinh viên. ĐH Nông Nghiệp Hà Nội quy định mức học phí, ngành học và mã môn học Thú Y, học Tín chỉ là 160.000đ/tín chỉ; Học theo niên chế 570.000/tháng.  Ngành Tin học, Sinh học, Thực phẩm, Chăn nuôi, theo tín chỉ 140.000 đồng/tín chỉ, theo niên chế 480.000/tháng. Các ngành còn lại theo tín chỉ là 120.000 đồng/tín chỉ, theo niên chế là 420.000 đồng/tháng. 

Có thể tăng mức cho vay vốn học tập


Đây là ý kiến của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu giúp học sinh, sinh viên nghèo yên tâm đến trường. Phó Thủ tướng cho biết, sắp tới, Chính phủ sẽ nghiên cứu tăng thêm mức cho vay đối với học sinh, sinh viên.


Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ 1196/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên, mức cho vay tối đa là 1,1 triệu đồng/tháng/người. So với quy định cũ, mức cho vay tối đa đối với học sinh-sinh viên tăng thêm 100.000 đồng/tháng/HS, SV. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ 1-8-2013, áp dụng đối với các khoản vay mới với quy trình, thủ tục cho vay, đối tượng vay vốn được giữ nguyên. Lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên ở mức 0,65%/tháng. 

Theo Bộ GD-ĐT, sau 5 năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với học sinh-sinh viên, đã có hơn 3 triệu lượt người được vay vốn với tổng số cho vay đạt trên 43.000 tỷ đồng. “Năm 2013 là năm đầu tiên ngân sách cho chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã cân bằng được trạng thái. Tổng số tiền trong một năm chi cho số người vay để đi học đã thấp hơn số tiền thu hồi về từ các năm trước. Điều này có nghĩa là ngân sách Nhà nước không phải bỏ thêm vào cho quỹ tín dụng học sinh, sinh viên. Đây là cơ sở để Chính phủ xem xét về việc tăng thêm mức vay cho sinh viên” - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết. 

Theo quy định của Chính phủ, mức trần học phí đối với trình độ đại học ở các trường công lập theo nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà năm học 2013-2014: Các ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản 4,85 triệu đồng/năm; Ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch 5,65 triệu đồng/năm; Ngành Y dược 6,85 triệu đồng/năm.  

Duy Anh

Nguồn: anninhthudo.vn

Bài viết liên quan

1 981
  Tải tài liệu