Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Nhiều lựa chọn mới cho thí sinh

Cơ hội từ trường mới

Thêm nhiều ngành, chuyên ngành mới

938
  Tải tài liệu

Kỳ thi tuyển sinh năm 2012 đã ra đời thêm nhiều trường ĐH được nâng cấp từ các trường CĐ. Các trường này đều tuyển sinh trong cả nước và hầu hết là trường công lập nên học phí theo khung quy định của Nhà nước. Thêm vào đó, ngành học phù hợp với yêu cầu địa phương, cũng như học gần nhà sẽ đỡ tốn kém.

Cơ hội từ trường mới

Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường CĐ có bề dày 35 năm về lĩnh vực tài nguyên môi trường, trắc địa, bản đồ, quản lý đất đai, địa chính… nên thí sinh có nhiều cơ hội khi học tại trường. Phó Hiệu trưởng Huỳnh Chức cho biết: “Trường tuyển 10 ngành hệ ĐH với 1.000 chỉ tiêu, còn hệ CĐ có 1.700 chỉ tiêu cho 10 ngành, trong đó tuyển mới ngành công nghệ kỹ thuật địa chất”.

Năm nay, thí sinh dự thi vào ngành kiến trúc sẽ rộng cửa hơn vì có thêm hai trường mới thành lập. ThS Nguyễn Văn Xuân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Xây dựng miền Tây (Vĩnh Long), cho hay khóa tuyển sinh ĐH năm 2012 này trường được giao 300 chỉ tiêu, trong đó ngành kiến trúc có 50 chỉ tiêu, thi khối V và ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng có 250 chỉ tiêu, thi khối A. Còn chỉ tiêu hệ CĐ là 1.100 (tăng 450 chỉ tiêu so với năm trước), tuyển các ngành công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, kế toán.

TS Nguyễn Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng miền Trung (Phú Yên), thông tin: “Năm đầu tuyển sinh ĐH trường có 600 chỉ tiêu, trong đó ngành kiến trúc có 100 chỉ tiêu, thi khối V và hai ngành thi khối A, A1 là kỹ thuật công trình xây dựng với 400 chỉ tiêu, kinh tế xây dựng 100 chỉ tiêu. Đối với hệ CĐ, trường tuyển 900 chỉ tiêu, trong đó công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 400 chỉ tiêu, kế toán 150, quản lý xây dựng 100, công nghệ kỹ thuật giao thông 100, công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước 50, quản trị kinh doanh 50, công nghệ kỹ thuật xây dựng 50”.

Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính-Kế toán (Quảng Ngãi) Bùi Phụ Anh cho biết: “Trường tuyển hai ngành kế toán, tài chính-ngân hàng cho khóa ĐH đầu tiên là 500 chỉ tiêu. Hệ CĐ trường tuyển các ngành kế toán, tài chính-ngân hàng, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý”. Theo TS Đỗ Ngọc Viện, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải (Hà Nội), trường tuyển khối A ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ, công nghệ kỹ thuật ô tô.

Thêm nhiều ngành, chuyên ngành mới

ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển cho khoa Y Dược ngành bác sĩ đa khoa (khối B), dược học (khối A). Các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển mới ngành kỹ thuật hạt nhân khối A; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển ngành ngữ văn Ý khối D1; Trường ĐH Kinh tế-Luật ngành kinh doanh quốc tế khối A, A1, D1; Trường ĐH Quốc tế ngành dược khối A, A1, B, kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro khối A, A1.

Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM mở hai chuyên ngành quản trị dự án xây dựng, kỹ thuật kết cấu công trình khối A. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM tuyển chuyên ngành truyền thông và văn hóa trong ngành văn hóa học khối C, D1. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM thêm chuyên ngành địa chính - quản lý đô thị trong ngành quản lý đất đai khối A, D1. Trường ĐH Tài chính-Marketing tuyển ba ngành khối A, D1 là quản trị khách sạn, bất động sản, kinh doanh quốc tế (mỗi ngành sẽ có nhiều chuyên ngành khác nhau).

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thêm 10 ngành, khối A gồm kỹ thuật vật liệu kim loại (luyện kim), công nghệ da giày, công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông, công nghệ kỹ thuật hóa học; khối A, D1 gồm tài chính-ngân hàng, kế toán.

Ông Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết trong năm nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT, trường đã gộp một số chuyên ngành trước đây vào một ngành. Do đó, khi đăng ký dự thi, thí sinh chỉ ghi ngành và mã ngành. Trường xét điểm trúng tuyển theo ngành học, không xét theo chuyên ngành như các năm qua, sinh viên sẽ được phân chuyên ngành sau bốn học kỳ đầu tiên.

Theo PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, đối với những mã ngành có nhiều chuyên ngành (ví dụ ngành luật có ba chuyên ngành là luật hành chính, luật tư pháp, luật thương mại), sau khi trúng tuyển ngành chính, khi làm thủ tục nhập học thí sinh sẽ đăng ký chuyên ngành cụ thể. Trường căn cứ vào nguyện vọng của thí sinh, điểm trúng tuyển và chỉ tiêu để xét và xếp vào từng lớp chuyên ngành.

Quốc Dũng

Nguồn: phapluattp.vn

Bài viết liên quan

938
  Tải tài liệu