Đại học - Con đường duy nhất?

Đại học - Con đường duy nhất?

616
  Tải tài liệu

Học hết 12 năm phổ thông, học sinh nào cũng phải trải qua quyết định quan trọng: Đâu là con đường tương lai. Học tiếp, hay chỉ làm nghề? Cho dù làm nghề thì cũng phải học mới có thể làm tốt. Vậy học gì, học như thế nào luôn là câu hỏi lớn, không chỉ của các em học sinh, mà cả những bậc làm cha làm mẹ.

Bà Lý Thị Gái, Phụ huynh học sinh nói: "Nói chung là rất lo, mình biết con học cũng không phải là giỏi, nên không ép cháu phải thi đỗ trường này, trường nọ…"

Không phải phụ huynh nào cũng có được suy nghĩ như trên. Có những gia đình, cha mẹ thành đạt nên muốn cho con em phải theo nghề của mình. Lại có những người quá kỳ vọng vào con em mình làm được điều mà trước đây chính họ đã bỏ lỡ…

Điều đang nói là, dù Việt Nam đang trong tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", song nhiều bậc phụ huynh cứ nhất quyết bắt con mình cố vào Đại học, mà không hề quan tâm đến sức học và sở nguyện của con.

TS.Lê Tấn Duy, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho rằng: "Học Đại học để trở thành kỹ sư, cử nhân là mong muốn chính đáng, nhưng không phải là cánh cửa duy nhất để các em bước vào đời. Bác Hồ từng nói, "Lao động là vinh quang", làm gì miễn có ích và chân chính thì đều đáng trân trọng. Huống hồ, từ Trung học nghề, Trung cấp chuyên nghiệp đến Cao đẳng và Đại học đều có chương trình liên thông, giấc mơ trở thành Kỹ sư hay Cử nhân vẫn rộng mở...".

Theo thống kê, hàng năm, trong số thí sinh thi đại học, chỉ có khoảng 20% đỗ vào các trường. Học xong, chỉ khoảng 70% có việc làm, thậm chí không ít phải làm trái nghề.

Trong khi tại Mỹ, bình quân một người tốt nghiệp Đại học có thu nhập từ 40.000 - 60.000 USD/năm, sau khi phải học từ 6-8 năm từ lúc tốt nghiệp THPT; còn một thợ điện, học nghề 2 năm, với mức lương 25 USD/h, một năm tổng thu nhập cũng lên tới 45.000 USD. Nếu muốn làm quản lý một xưởng riêng, người thợ này có thể tham gia các khoá học quản lý để làm ông chủ.

Tại Việt Nam, nhiều ngành nghề có thu nhập cao và ổn định như thợ hàn, lập trình viên máy tính, lương hơn 3 triệu/tháng không phải là chuyện hiếm, họ còn có nhiều cơ hội trong việc phân công lao động quốc tế. Đại học thực sự không phải là cánh cửa duy nhất vào đời.

Đức Chung (VTV)

Bài viết liên quan

616
  Tải tài liệu