Quy định tuyển thẳng học sinh ở 62 huyện nghèo như thế nào?

Quy định tuyển thẳng học sinh ở 62 huyện nghèo như thế nào?

859
  Tải tài liệu

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 trên Cổng thông tin thi và tuyển sinh, nhiều thí sinh đã quan tâm đến điểm b Điều 33 Quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển. Ban tư vấn Báo SGGP xin nói rõ về quy định này.

Năm nay Điều 33 Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ có hai điểm mới. Thứ nhất, khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh chỉ giữ lại mục a: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm).

Mục b, mục c quy định đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 1,5 điểm và quy định các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng, các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao không được áp dụng trong năm 2012.

Thứ hai, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định mới: Đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học. Sau khi nhập học, những thí sinh này được học bổ sung kiến thức 1 năm trước khi vào học chính thức.

Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định. Theo quy định này, thí sinh phải có 2 điều kiện: có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên đồng thời học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp THPT tại 1 trong 62 huyện.

Ban Tư Vấn – sggp.org.vn

Bài viết liên quan

859
  Tải tài liệu