Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay

Với Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay Toán học lớp 11 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay.

843
  Tải tài liệu

Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay

A. Phương pháp giải

+ Tập hợp các điểm M sao cho MA = k - không đổi là hình cầu tâm A bán kính R = k.

+ Tập hơp các điểm M sao cho MA + MB = 0 là trung điểm của đoạn thẳng AB.

+ Nếu MA = k.BC trong đó A ; B ; C là các điểm đã biết thì điểm M cần tìm nằm trên đường thẳng qua A song song (hoặc trùng BC) và MA = |k|.BC

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD . Gọi I; J lần lượt là trung điểm của AB và CD, G là trung điểm của IJ. Xác định vị trí của M để |MA + MB + MC + MD| nhỏ nhất

A. Trung điểm AB

B. Trùng với G

C. Trung điểm AC

D. Trung điểm CD

Hướng dẫn giải

Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay - Toán lớp 11

Ta có:

Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay - Toán lớp 11

Hỏi đáp VietJack

Ví dụ 2: Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác BCD. Điểm M xác định bởi đẳng thức vectơ AM = AB + AC + AD. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. M trùng G

B. M thuộc tia AG và AM = 3AG

C. G là trung điểm AM

D. M là trung điểm AG

Hướng dẫn giải

Do G là trọng tâm tam giác BCD nên AB + AC + AD = 3AG

Kết hợp giả thiết, suy ra AM = 3AG

⇒ M thuộc tia AG và AM = 3AG

Chọn B

Ví dụ 3: Cho tứ diện ABCD. Điểm N xác định bởi AN = AB + AC - AD. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. N là trung điểm BD.

B. N là đỉnh thứ tư của hình bình hành BCDN.

C. N là đỉnh thứ tư của hình bình hành CDBN.

D. N trùng với A.

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết ta có: AN = AB + AC - AD  AN - AB = AC - AD  BN = DC

Đẳng thức chứng tỏ N là đỉnh thứ tư của hình bình hành CDBN

Chọn C.

Ví dụ 4: Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’ có tâm. Đặt AB = a, BC = b. Gọi M là điểm xác định bởi OM = (1/2).(a - b). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. M là tâm hình bình hành ABB’A’

B. M là tâm hình bình hành BCC’B’

C. M là trung điểm BB’

D. M là trung điểm CC’

Hướng dẫn giải

Chọn C.

Ta phân tích:

Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay - Toán lớp 11

→ OM // DB và OM = 1/2 DB

→ M là trung điểm của BB’

Ví dụ 5: Cho tứ diện ABCD và điểm G thỏa mãn GA + GB + GC + GD = 0. (G là trọng tâm của tứ diện). Gọi G0 là giao điểm của GA và mp (BCD) . Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay - Toán lớp 11

Hướng dẫn giải

Chọn C

Theo đề: G0 là giao điểm của GA và mp (BCD)

⇒ G0 là trọng tâm tam giác BCD.

Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay - Toán lớp 11

Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay - Toán lớp 11

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi G là điểm thỏa mãn: GS + GA + GB + GC + GD = 0. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

Cách tìm tập hợp điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ cực hay - Toán lớp 11

Câu 2: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Điểm M được xác định bởi đẳng thức vectơ MA + MB + MC + MD + MA' + MB' + MC' + MD' = 0. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. M là tâm của mặt đáy ABCD

B. M là tâm của mặt đáy A’B’C’D’.

C. M là trung điểm của đoạn thẳng nối hai tâm của hai mặt đáy.

D. Tập hợp điểm M là đoạn thẳng nối hai tâm của hai mặt đáy.

Câu 3: Trong không gian cho tam giác ABC. Tìm M sao cho giá trị của biểu thức P = MA2 + MB2 + MC2 đạt giá trị nhỏ nhất.

A. M là trọng tâm tam giác ABC.

B. M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

C. M là trực tâm tam giác BAC

D. M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Câu 4: Cho tứ diện ABCD. Người ta định nghĩa “G là trọng tâm tứ diện ABCD khi GA + GB + GC + GD = 0. Khẳng định nào sau đây sai?

A. G là trung điểm của đoạn IJ (I; J lần lượt là trung điểm AB và CD).

B. G là trung điểm của đoạn thẳng nối trung điểm của AC và BD.

C. G là trung điểm của đoạn thẳng nối trung điểm của AD và BC.

D. Chưa thể xác định được.

Câu 5: Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’ có tâm. Đặt AB = a, BC = b. Gọi M là điểm xác định bởi OM = (1/2).(a - b). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. M là tâm hình bình hành ABB’A’

B. M là tâm hình bình hành BCC’B’

C. M là trung điểm BB’

D. M là trung điểm CC’

Bài viết liên quan

843
  Tải tài liệu