Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại 1 điểm

Với Cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại 1 điểm Toán học lớp 11 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại 1 điểm.

696
  Tải tài liệu

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại 1 điểm

*Ý nghĩa hình học của đạo hàm:

Đạo hàm của hàm số y= f(x) tại điểm x0 là hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị (C) của hàm số tại điểm M0(x0; f(x0) ).

Khi đó phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M0 là:

y–y0=f' (x0).(x–x0)

A. Phương pháp giải

Bài toán 1. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y= f(x) tại điểm M(x0; f(x0)).

- Tính đạo hàm của hàm số y= f(x)

⇒ f’( x0).

-Tiếp tuyến của đồ thị hàm số y= f(x) tại M( x0;y0) là:

y- y0= f’(x0) ( x- x0)

Bài toán 2. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y= f(x) biết hoành độ tiếp điểm x= x0.

+ Tính y0= f(x0).

+ Tính đạo hàm của hàm số ⇒ f^' (x0 )

⇒ phương trình tiếp tuyến: y- y0= f’(x0) ( x- x0)

Bài toán 3. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y= f(x) biết tung độ tiếp điểm bằng y0.

+ Gọi M(x0; y0) là tiếp điểm

+ Giải phương trình f(x)= y0 ta tìm được các nghiệm x0.

+ Tính đạo hàm của hàm số ⇒ f'(x0)

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số.

Hỏi đáp VietJack

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y=( x- 1)2( x- 2) tại điểm có hoành độ x= 2 là

A. y= - 2x- 1         B. y= x+ 1         C. y= 3x+ 1         D. y= x- 2

Hướng dẫn giải

+Gọi M(x0 ; y0) là tọa độ tiếp điểm.

Từ x0=2 ⇒ y0= 0

+ Ta có : y= (x-1)2( x-2)= ( x2-2x+ 1) ( x- 2)

Hay y= x3- 4x2+ 5x- 2

⇒ Đạo hàm của hàm số đã cho là : y’= 3x2- 8x + 5

⇒ y’(2)= 1

Vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm là :

y- 0= 1( x- 2) hay y= x- 2

chọn D.

Ví dụ 2. Cho hàm số y= (x-2)/(2x+1). Phương trình tiếp tuyến tại A( -1; 3) là

A. y= 5x+ 8         B. y= - 2x+3         C. y= 3x+ 7         D. Đáp án khác

Hướng dẫn giải

Đạo hàm của hàm số đã cho là;

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại 1 điểm - Toán lớp 11

Ví dụ 3. Cho hàm số y=2x+m+1/x-1 (C). Tìm m để tiếp tuyến của (C) tại điểm có hoành độ x0= 0 đi qua A(4; 3)

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại 1 điểm - Toán lớp 11

Hướng dẫn giải

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại 1 điểm - Toán lớp 11

Ví dụ 4. Cho hàm số y= x3 + 4x + 2. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có tung độ là 2?

A. y= 4x+ 2         B. y = - 2x+ 1         C. y= 3x+ 1         D. y= 6x+ 1

Hướng dẫn giải

+ Xét phương trình: x3+ 4x+ 2= 2

⇔ x3+ 4x = 0 ⇔x= 0

+ Đạo hàm của hàm số đã cho là: y’ = 3x2 + 4

⇒ y’( 0) = 4

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có tung độ là 2:

y- 2= 4( x – 0) hay y= 4x+ 2

Chọn A.

Ví dụ 5. Cho hai đường thẳng d1: 2x+ y- 3= 0 và d2: x+ y – 2= 0. Gọi A là giao điểm của hai đường thẳng đã cho. Cho hàm số y= x2+ 4x+ 1 có đồ thị (C) . Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm A.

A. y= 3x- 5         B.y= 6x+ 1         C. y= 6x – 5         D. y= 2x+ 1

Hướng dẫn giải

+ Giao điểm của hai đường thẳng d1 và d2 là nghiệm hệ phương trình:

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại 1 điểm - Toán lớp 11

Vậy hai đường thẳng đã cho cắt nhau tại A( 1; 1).

+ Đạo hàm của hàm số đã cho là: y’= 2x+ 4

⇒ y’( 1) = 6.

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị ( C) tại điểm A( 1; 1) là:

y-1= 6( x- 1) hay y= 6x- 5

Chọn C.

Ví dụ 6. Cho hàm số y= x3- 2x+ 1. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm M( 0;1 )

A. y= 2x+ 3         B. y= -2x + 1         C.y= 4x+1         D. y= - 4x+1

Hướng dẫn giải

+ Đạo hàm của hàm số đã cho là: y'= 3x2- 2

⇒ y'(0)= -2

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm M( 0;1) là:

y- 1= -2(x-0) hay y= -2x + 1

Chọn B.

Ví dụ 7. Cho hàm số y= x2 + 2x - 6. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ là 1?

A. y= 2x+1         B. y= - 6x+ 1         C. y= 4x- 7         D. y= 3x-

Hướng dẫn giải

+ Ta có: y(1) = 12+ 2.1 – 6= -3

+ Đạo hàm của hàm số đã cho là: y’(x)= 2x+ 2

⇒ y’(1) = 2.1+ 2= 4

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ x= 1 là:

y+ 3= 4( x- 1) hay y= 4x- 7

Chọn C.

Ví dụ 8. Cho hàm số y =x4+ 2x2+ 1 có đồ thị ( C). Gọi d là tiếp tuyến của đồ thị hàm số đã cho tại điểm có hoành độ nguyên dương nhỏ nhất. Đường thẳng d song song với đường thẳng nào?

A. y= - 6x         B. y= 8x         C. y= - 10x         D. y= 12x

Hướng dẫn giải

+ Đạo hàm của hàm số đã cho là: y’= 4x3+ 4x

+ Số nguyên dương nhỏ nhất là 1. Ta viết phương trình tiếp tuyến của đồ thi (C) tại điểm có hoành độ là 1.

+ ta có; y’(1)= 8 và y(1)=4

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số ( C) tại điểm có hoành độ là 1 là:

y- 4= 8( x- 1) hay y= 8x- 4

⇒ Đường thẳng d song song với đường thẳng y= 8x

Chọn B.

Ví dụ 9: Cho hàm số y=1/3 x3+x2-2 có đồ thị hàm sô (C). Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm có hoành độ là nghiệm của phương trình y"=0 là

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại 1 điểm - Toán lớp 11

Hướng dẫn giải

Ta có y'=x2 +2x và y''=2x+2

Theo giả thiết x0 là nghiệm của phương trình

⇔2x+2=0⇔x0=-1

Và y’(-1)=-1

Phương trình tiếp tuyến tại điểm A(-1;-4/3)là: y= -1.(x+1)- 4/3

Hay y=-x-7/3

Chọn A.

Ví dụ 10. Cho hàm số y= - x3 + 2x2+ 2x+1 có đồ thị (C). Gọi A là giao điểm của đồ thị (C) với trục tung. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm A?

A. y= - 2x+ 1         B. y= 3x- 2         C. y= 4x+ 1         D. y= 2x+ 1

Hướng dẫn giải

+ Do A là giao điểm của đồ thị (C) với trục tung nên tọa độ điểm A( 0; 1) .

+ Đạo hàm y’= - 3x2+ 4x + 2

⇒ y’( 0) = 2

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm A là:

y- 1= 2( x- 0) hay y= 2x+ 1

chọn D.

Ví dụ 11. Cho hàm số y= x2- 3x+ 2. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số đã cho tại giao điểm của đồ thị hàm số với trục hoành ?

A. y= -x+ 1 và y= x - 2         B. y= x+ 1 và y= - x+ 3

C. y= - 2x + 1 và y= x- 2         D. Đáp án khác

Hướng dẫn giải

+ Giao điểm của đồ thị hàm số đã cho với trục hoành là nghiệm phương trình :

x2- 3x+2 = 0

Vậy đồ thị của hàm số đã cho cắt trục hoành tại hai điểm là A( 1; 0) và B( 2; 0).

+ Đạo hàm của hàm số đã cho: y’= 2x- 3

+ Tại điểm A( 1; 0) ta có: y’( 1)= - 1

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại A là:

y- 0= -1( x-1) hay y= - x+ 1

+ tại điểm B( 2; 0) ta có y’( 2)= 1

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại B là :

y- 0= 1( x- 2) hay y= x- 2

Vậy có hai tiếp tuyến thỏa mãn là: y= -x+ 1 và y= x- 2

Chọn A.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho hàm số y= (2-2x)/(x+1) có đồ thị là (H). Phương trình tiếp tuyến tại giao điểm của (H) với trục hoành là:

A. y=2x+ 2        B. y= 4x- 3        C.y= -x+ 1        D. y= - 2x- 1

Câu 2: Cho hàm số y=x-2/x=+1. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số biết tiếp điểm M có tung độ bằng 4

A: y=9x+2        B: y=9x-16        C: y=9x+8        D: y=9x-2

Câu 3: Cho hàm số y=x3+x2+x+1. Viết phương trình tiếp tuyến tại M thuộc đồ thị hàm số biết tung độ điểm M bằng

A: y=2x+1        B: y=x+1        C: y=x+2        D: y=x-1

Câu 4: Cho hàm số : y=√(1-x-x2 ) có đồ thị (C). Tìm phương trình tiếp tuyến với (C) tại điểm có hoành độ x0 =1/2 .

A: y+2x-1,5=0        B: 2x-y+1,5=0        C: -2x+y+1,5=0        D: 2x+y+1,5=0

Câu 5: Gọi (C) là đồ thị của hàm số: y= (x-1)/(x-3). Gọi M là một điểm thuộc (C) và có khoảng cách đến trục hoành là 2. Viết phương trình tiếp tuyến của ( C) tại M

A. y= (- 1)/2x + 9/2        B. y= (- 9)/2 x+ 17/2

C. Cả A và B đúng        D. Đáp án khác

Câu 6: Gọi (P) là đồ thị của hàm số y= 2x2+ 4x- 2. Phương trình tiếp tuyến của (P) tại điểm mà (P) cắt trục tung là:

A. y= 2x- 1        B. y= 3x+ 6        C. y= 4x- 2        D. y= 6x+ 3

Câu 7: Đồ thị (C) của hàm số y= (x2-2)/(x+2) cắt trục tung tại điểm A. Tiếp tuyến của (C) tại điểm A có phương trình là:

A. = 1/4 x+1        B. y= 1/2 x-1        C. y= -1/2 x-3        D. y= 2x- 1

Câu 8: Gọi (C) là đồ thị hàm số y= x– 2x2+ 1. Có bao nhiêu tiếp tuyến của đồ thị (C) tại các giao điểm của (C) với hai trục toạ độ?

A.0       B. 1        C. 2        D. 3

Câu 9: Lập phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C): y= 2x3- 3x+ 1 tại giao điểm của (H) với đường thẳng d: y= - x+ 1

A. y= 3x- 2 và y= - 2x+ 1        B. y= - 3x+1 và y= 3x- 2

C. y=3x- 3 và y= - 2x+ 1        D. Đáp án khác

Câu 10: Cho hàm số: y=x3-(m-1)x2+(3m+1)x+m-2. Tìm m để tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ bằng 1 đi qua điểm ( 2; -1).

A. m= 1        B. m= - 2        C. m= 3        D. m= 0

 

Bài viết liên quan

696
  Tải tài liệu