Cách tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác cực hay
Với Cách tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác cực hay Toán học lớp 11 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác cực hay.
Cách tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác cực hay
A. Phương pháp giải
+ Hàm số y= f(x) xác định trên tập hợp D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu có số T ≠ 0 sao cho với mọi x ∈ D ta có x+T ∈ D;x-T ∈ D và f(x+T)=f(x).
Nếu có số T dương nhỏ nhất thỏa mãn các điều kiện trên thì hàm số đó được goi là một hàm số tuần hoàn với chu kì T.
+ Cách tìm chu kì của hàm số lượng giác ( nếu có ):
Hàm số y = k.sin(ax+b) có chu kì là T= 2π/|a|
Hàm số y= k.cos(ax+ b) có chu kì là T= 2π/|a|
Hàm số y= k.tan( ax+ b) có chu kì là T= π/|a|
Hàm số y= k.cot (ax+ b ) có chu kì là: T= π/|a|
Hàm số y= f(x) có chu kì T1; hàm số T2 có chu kì T2 thì chu kì của hàm số y= a.f(x)+ b.g(x) là T = bội chung nhỏ nhất của T1 và T2
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Tìm chu kì của hàm số: y=sin( 2x- π)+ 1/2 tan( x+ π)
A. π
B. 2π
C. π/2
D. Đáp án khác
Lời giải
Hàm số y= f(x) = sin( 2x- π) có chu kì T1= 2π/2= π.
Hàm số y= g(x)= 1/2 tan( x+ π) có chu kì T2= π/1= π
⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= π.
Chọn A.
Ví dụ 2. Tìm chu kì của hàm số y= 1/2 tan( x- π/2)+ 1/10 cot( x/2- π)
A. π
B. 2π
C. π/2
D. Đáp án khác
Lời giải:
Ta có: chu kì của hàm số y= f(x)= 1/2 tan( x- π/2) là T1= π/1= π
Chu kì của hàm số y=g(x)= 1/10 cot( x/2- π) là T2= π/(1/2)= 2π
Suy ra chu kì của hàm số đã cho là: T=2π
Chọn B.
Ví dụ 3. Tìm chu kì của hàm số y= 〖sin〗^2 x+cos( 2x+ π/3)
A.π/2
B. 2π
C. 4π
D. π
Lời giải:
Ta có: y= sin2 x+cos( 2x+ π/3)= (1-cos2x)/2+cos( 2x+ π/3)
chu kì của hàm số y= f(x)= (1-cos2x)/2 là T1= 2π/2= π
Chu kì của hàm số y= g(x)= cos( 2x+ π/3) là T2= 2π/2=π
⇒ chu kì của hàm số đã cho là: T= π
Chọn D
Ví dụ 4. Tìm chu kì của hàm số y= 2sin2x. sin4x
A.π/2
B. 2π
C. π
D. 4π
Lời giải:
Ta có: y= 2. sin2x. sin4x = cos 6x+ cos2x
Chu kì của hàm số y = cos6x là T1= 2π/6= π/3
Chu kì của hàm số y= cos2x là T2= 2π/2= π
⇒ chu kì của hàm số đã cho là: T= π
Chọn C
Ví dụ 5. Tìm chu kì của hàm số y= sin3x + cos2x
A. 2π
B. π
C. 4π
D. Đáp án khác
Lời giải:
Ta có y= sin3x + cos2x = 1/4 (3sinx-sin3x) + cos2x
Chu kì của hàm số y= 3/4 sinx là T1= 2π
Chu kì của hàm số y =(- 1)/4 sin3x là T2=2π/3
Chu kì của hàm số y= cos2 là T3= 2π/2= π
⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= 2π
Chọn A.
Ví dụ 6: Chu kỳ của hàm số y= tanx là:
A.2π
B.π/4
C.kπ,k ∈ Z
D.π
Lời giải:
Chọn D
Tập xác định của hàm số:D= R\{π/2+kπ,k ∈ Z }
Với mọi x ∈ D;k ∈ Z ta có x-kπ ∈ D;x+kπ ∈ D và tan (x+kπ)=tanx
Vậy là hàm số tuần hoàn với chu kì π (ứng với k= 1) là số dương nhỏ nhất thỏa mãn tan (x+kπ)=tanx
Ví dụ 7. Hàm số y= 2tan ( 2x-100) có chu kì là?
A. T= π/4
B. T= π/2
C. 2π
D. π
Lời giai
Hàm số y= k.tan( ax+ b) có chu kì là: T= π/|a|
Áp dụng: Hàm số y= 2tan( 2x - 100) có chu kì là: T= π/2
Chọn B.
Ví dụ 8. Hàm số y = - π.sin( 4x-2998) là
A. T= π/2
B. T= π/4
C.2π
D. π
Lời giải:
Hàm số y= k.sin(ax+ b) có chu kì là: T= 2π/|a| .
Chu kì của hàm số: y = - π.sin( 4x-2998) là: T= 2π/4= π/2
Chọn A
Ví dụ 9. Tìm chu kì của hàm số y= 10π cos(π/2-20 x)?
A. 20 π
B. 10π
C. π/20
D. π/10
Lời giải
Hàm số y= k.cos(ax+ b) có chu kì là: T= 2π/|a| .
Chu kì của hàm số: y = 20 π.cos(π/2-20 x) là: T= 2π/|-20| = π/10
Chọn D.
Ví dụ 10. Tìm chu kì của hàm số y= ( 1)/2π cot(π/10+10 x)?
A. π
B. 10π
C. π/20
D. π/10
Lời giải
Hàm số y= k.cot(ax+ b) có chu kì là: T= π/|a| .
Chu kì của hàm số: y = ( 1)/2π cot(π/10+10 x) là: T= π/|10| = π/10
Ví dụ 11. Tìm chu kì của hàm số y= 2sin2x+1
A. 1
B. 2π
C. π
D. 4π
Lời giải:
Ta có: y= 2sin2x+1 = 1- cos2x +1= 2- cos2x
⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= 2π/2= π
Chọn C.
Ví dụ 12: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y= sin x
B. y = x+ 1
C. y=x2 .
D. y=(x-1)/(x+2) .
Lời giải:
Chọn A
Tập xác định của hàm số: D= R
Với mọi x ∈ D , k ∈ Z ta có x-2kπ ∈ D và x+2kπ ∈ D , sin(x+2kπ)=sinx .
Vậy y=sinx là hàm số tuần hoàn.
Ví dụ 13: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y= sinx- x
B. y= cosx
C. y= x.sin x
D.y=(x2+1)/x
Lời giải:
Chọn B
Tập xác định của hàm số: D=R .
mọi x ∈ D , k ∈ Z ta có x-2kπ ∈ D và x+2kπ ∈ D,cos(x+2kπ)=cosx .
Vậy y= cosx là hàm số tuần hoàn.
Ví dụ 14: Chu kỳ của hàm số y= cosx là:
A. 2kπ
B. 2π/3
C. π
D. 2π
Lời giải:
Chọn D
Tập xác định của hàm số: D= R
Với mọi x ∈ D;k ∈ Z, ta có x-2kπ ∈ D và x+2kπ ∈ D thỏa mãn: cos( x+k2π)=cosx
Vậy y= cosx là hàm số tuần hoàn với chu kì (ứng với k= 1) là số dương nhỏ nhất thỏa mãn cos( x+k2π)=cosx
C. Bài tập vận dụng
Câu 1:Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y= sinx
B. y= x+ sinx
C. y= x.cosx
D.y=sinx/x .
Câu 2:Tìm chu kì T của hàm số y= sin( π/10-5x).
A. T= 2π/5
B. T= 5π/2
C.T=π/2 .
D.C.T=π/8 .
Câu 3:Tìm chu kì T của hàm số: y= cos(2x/3+ π)+2cotx
A. T= 4π
B. T= π
C. T= 3π
D.T= π/3 .
Câu 4:Tìm chu kì T của hàm số y=sin(x/2)-tan(2x+π/4 ) .
A. T= 4π
B. T= π
C. T= 3π
D.T= π/3 .
Câu 5:Tìm chu kì T của hàm số y= 2cos2x + 4π.
A. T= 4π
B. T=2π
C. T= π
D. T= 2
Câu 6:Tìm chu kì T của hàm số y=cos( x/2+2198π).
A. T= 4π
B.T=2π
C. T= π/2
D.π .
Câu 7:Tìm chu kì T của hàm số y= 1/3 cos( 50πx-50 π).
A. T= 1/25
B. T= 50
C. T= 25
D. T= 1/50
Câu 8:Tìm chu kì T của hàm số y=3tan(3π x+3π).
A.T=π/3 .
B.T=4/3 .
C.T=2π/3 .
D.T=1/3 .
Câu 9:Tìm chu kì T của hàm số y= tan x+ cot 3x.
A. T= 4π
B. T= π
C. T= 3π
D.T= π/3 .
Câu 10:Hàm số nào sau đây có chu kì khác π?
A.y=sin(-2x+π/3)
B.y=cos2(x+π/4)
C. y= tan(-2x+ 100).
D. y=cosx. sinx
Câu 11:Hàm số nào sau đây có chu kì khác 2π?
A. y= cos3x
B.sin(x/2)cos(x/2) .
C. y= sin2(x+ 2)
D.cos2(x/2+1) .
Câu 12:Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y= x. cosx
B.y= x. tanx
C. y= tanx
D.y=1/x .
Câu 13:Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A.y=sinx/x
B.y= tanx+ x
C.y=x2+1
D. y= cotx
Câu 14:Chu kỳ của hàm số y= sinx là:
A.k2π,k ∈ Z
B.π/2
C.π
D.2π
Câu 15:Chu kỳ của hàm số y= cot x là:
A.2π
B.π/2
C.π
D.kπ,k ∈ Z .
Câu 16:Hai hàm số nào sau đây có chu kì khác nhau?
A. y= 2cosx và y= cot(x/2) .
B. y= - 3sinx và y= tan2x
C. y= sin(x/2) và y= cos(x/2) .
D. y= 2tan (2x -10) và y= cot( 10- 2x)