Bài tập về Điểm biểu diễn số phức chi tiết
Với Bài tập về Điểm biểu diễn số phức Toán lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải chi tiết giúp học sinh biết cách làm bài tập về Điểm biểu diễn số phức.
Bài tập về Điểm biểu diễn số phức cực hay, chi tiết
Phương pháp giải & Ví dụ
1. Biểu diễn hình học số phức:
Khái niệm: Điểm M(a;b) biểu diễn cho số phức z = a + bi. Và ngược lại mỗi điểm M(a; b) sẽ biểu diễn số phức z = a + bi.
Chú ý: Để tìm tập hợp điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn điều kiện nào đó ta gọi M(x;y) biểu diễn số phức z rồi dựa vào điều kiện đã cho để tìm một hệ thức liên hệ giữa x;y mà kết luận tập hợp điểm. Nếu
a) ax + by + c = 0 thì tập hợp điểm là đường thẳng
b) (x-a)2 + (y-b)2 = r2thì tập hợp điểm là đường tròn tâm I(a;b) bán kính r.
Dựa vào biểu diễn hình học của số phức: Điểm M(a;b) biểu diễn cho số phức z=a+bi. Và ngược lại mỗi điểm M(a; b) sẽ biểu diễn số phức z = a + bi.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:Số phức z = 2 - 3i có điểm biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ là:
A. M(2;3). B. M(-2;-3). C. M(2; -3). D. M(-2;3)
Hướng dẫn:
Chọn C.
Ví dụ 2:Cho số phức z = 2 - 3i. Điểm biểu diễn số phức liên hợp của z là
A.(2;3) . B. (-2;-3). C. (2;-3). D.(-2;3)
Hướng dẫn:
Vì z = 2 - 3i nên z = 2 + 3i.
Điểm biểu diễn của z có tọa độ (2;3).
Chọn A.
Ví dụ 3:Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm M trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn của số phức z. Tìm z?
A. z = -4 + 3i. B. z = 3 + 4i.
C. z = 3 - 4i. D. Z = -3 + 4i.
Hướng dẫn:
Ta có M(-3;4).
Vậy điểm M biểu diễn cho số phức z = 3 - 4i
Chọn C
Ví dụ 4:Cho số phức z có điểm biểu diễn là M. Biết rằng số phức được biểu diễn bởi điểm N gần với một trong bốn điểm , , , như hình vẽ bên.
Hỏi điểm N gần với điểm nào nhất?
A. S B.Q
C.P D.R
Hướng dẫn:
Cách 1: (Trắc nghiệm).
Ta có: z = a + bi theo hình vẽ có a = 1; 0 < b < 1 , a = 1, 0 < b < 1 nên ta chọn
Suy ra: và điểm cần tìm là Q.
Ta có: z = a + bi theo hình vẽ có a = 1 ; 0< b < 1
Ta có: có phần thực dương bé hơn 1 , phần ảo âm lớn hơn -1 nên ta chọn điểm Q là điểm cần tìm.
Chọn B.
Ví dụ 5:
a) Cho số phức z=6+8i. Số phức đối của z có tọa độ điểm biểu diễn là
A.(6; 8) B.(6;-8) C.(8; -6). D.(-6; -8)
b) Điểm M(2;-4) là điểm biểu diễn của số phức
A. z = 2 + 4i B. 2 - 4i C. z = -2i D. z = 4
Hướng dẫn:
a ) z = 6 + 8i nên số phức đối của z là w= -z = -6 - 8i
Vậy điểm biểu diễn của –z là (-6; -8)
Chọn đáp án D.
b) z = a + bi có điểm biểu diễn là M(a;b).
Ta suy ra z = 2 - 4i
Vậy chọn đáp án B.