Cách giải bài tập Tính lưỡng tính của hợp chất Crom 3 (III) hay, chi tiết

Cách giải bài tập Tính lưỡng tính của hợp chất Crom 3 (III) hay, chi tiết Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách giải bài tập Tính lưỡng tính của hợp chất Crom 3 (III) hay, chi tiết
 

577
  Tải tài liệu

Cách giải bài tập Tính lưỡng tính của hợp chất Crom 3 (III) hay, chi tiết

I. Phương pháp

1. Oxit Cr2O3

- Crom (III) oxit: Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc.

- Được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

2. Hidroxit Cr(OH)3

- Crom (III) hiđroxit: Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính, kết tủa nhầy, màu lục nhạt, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

- Bị phân huỷ bởi nhiệt tạo oxit tương ứng :

2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O

Chú ý: vì ở trạng thái số oxi hóa trung gian, ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa (trong môi trường axit) vừa có tính khử (trong môi trường bazơ)

Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+

2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O

3. Muối crom (III)

- Muối crom (III) có tính khử và tính oxi hóa.

- Muối Cr(III): CrCl3 màu tím, Cr2(SO4)3 màu hồng.

Chú ý: khi vào dung dịch, muối Cr(III) có màu tím-đỏ ở nhiệt độ thường và màu lục khi đun nóng.

- Trong môi trường axit, muối crom (III) có tính oxi hóa bị Zn khử thành muối crom (II)

2Cr3+(dd) + Zn → 2Cr2+ + Zn2+(dd)

- Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử và bị chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI).

2Cr3+(dd) + 3Br2 → 2Cr6+(dd) + 2Br-(dd)

- Phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O có màu xanh tính, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là:

   A. 50,67%

   B. 20,33%

   C. 66,67%

   D. 36,71%

Ví dụ 2: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m (g) Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V (l) khí H2 (đktc). Giá trị của V là:

   A. 4,48 lít

   B. 7,84 lít

   C. 10,08 lít

   D. 3,36 lít

Ví dụ 3: Muối Cr (III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) . Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Cho biết vai trò các chất CrCl3, Cl2 trong phản ứng. Giải thích.

Bài viết liên quan

577
  Tải tài liệu