Cách giải bài tập về điều chế, tổng hợp các polime quan trọng hay, chi tiết

Cách giải bài tập về điều chế, tổng hợp các polime quan trọng hay, chi tiết Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách giải bài tập về điều chế, tổng hợp các polime quan trọng hay, chi tiết
 

480
  Tải tài liệu

Cách giải bài tập về điều chế, tổng hợp các polime quan trọng hay, chi tiết

Kiến thức cần nhớ

*Tóm tắt lý thuyết

I. MỘT SỐ POLIME QUAN TRỌNG ĐƯỢC DÙNG LÀM CHẤT DẺO

1. Polietilen (PE)

nCH2=CH2 Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-CH2-)n

2. Polipropilen (PP)

nCH2=CH-CH3 Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-CH(CH3)-)n

3. Polimetylmetacrylat (PMM)

nCH2=C(CH3)-COOCH3 Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n

4. Polivinyl clorua (PVC)

nCH2=CHCl Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-CHCl-)n

5. Polistiren (PS)

nC6H5-CH=CH2 Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-CH(C6H5)-)n

6. Nhựa phenolfomanđehit (nhựa bakelit) PPF

- Gồm ba loại novolac, rezol và rezit. Chúng ta thường quan tâm đến novolac.

- Nhựa novolac được tạo thành khi đun nóng hỗn hợp gồm andehit fomic và phenol lấy dư có xúc tác axit. Chất này mạch không phân nhánh.

- Nhựa rezol được tạo ra khi đun nóng hỗn hợp gồm phenol và anđehit fomic theo tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác là kiềm. Chất này mạch không phân nhánh.

- Khi đun nóng nhựa rezol ở 150oc thu được nhựa rezit có cấu trúc mạng không gian.

II. MỘT SỐ LOẠI TƠ TỔNG HỢP THƯỜNG GẶP

1. Nilon-6,6

Điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12

[-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n + 2nH2O.

2. Tơ capron

Trùng hợp caprolactam thu được tơ capron

3. Tơ enang

Điều chế bằng cách trùng ngưng axit 7-aminoheptanoic.

nH2N-(CH2)6-COOH Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 [-HN-(CH2)6-CO-]n + nH2O.

4. Tơ lapsan

Điều chế bằng cách trùng ngưng etylen glicol và axit terephtalic.

nHOCH2CH2OH+nHOOC-C6H4-COOH Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-OCH2-CH2OOC-C6H4-CO-)n.

5. Tơ nitron hay tơ olon

nCH2=CH-CN Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-CH(CN)-)n

III. MỘT SỐ LOẠI CAO SU

1. Cao su BuNa

nCH2=CH-CH=CH2 Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-CH=CH-CH2-)n

2. Cao su isopren

nCH2=C(CH3)-CH=CH2 Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n

3. Cao su BuNa - N

nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-CN Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12

(-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(CN)-)n

4. Cao su BuNa - S

nCH2=CH-CH=CH2 + nC6H5-CH=CH2 Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-)n

5. Cao su cloropren

nCH2=CCl-CH=CH2 Bài tập polime trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-CCl=CH-CH2-)n

6. Cao su thiên nhiên

Ví dụ minh họa

Bài 1: Hai chất nào dưới đây tham gia phản ứng trùng ngưng với nhau tạo tơ nilon- 6,6

A. Axit ađipic và etylen glicol

B. Axit picric và hexametylenđiamin

C. Axit ađipic và hexametylenđiamin

D. Axit glutamic và hexaetylenđiamin

Câu 2: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.    B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.    D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Đáp án: B

Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren

nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −[CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2]−n

Câu 3: Tơ sợi axetat được sản xuất từ:

A. Visco    B. Vinyl axetat

C. Axeton     D. Este của xenlulozơ và anhiđrit axetic

Đáp án: D

Tơ axetat được sản xuất từ xenlulozơ và anhiđrit axetic:

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(CH3COO)3]n + 3nCH3COOH

Bài tập vận dụng

Bài 1: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?

A. CH2=C(CH3)COOCH3    B. CH3COOCH=CH2.

C. CH2=CH-CN.    D. CH2=CH-CH=CH2.

Bài 2: Nhựa phenol fomanđehit được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với:

A. CH3COOH trong môi trường axit.    B. HCHO trong môi trường axit.

C. HCOOH trong môi trường axit.    D. CH3CHO trong môi trường axit.

Bài 3: Poli(vinyl clorua) được điều chế theo sơ đồ: X → Y → Z → PVC. Chất X là:

A. etan    B. butan    C. metan    D. propan

Bài 4: Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp

A. CH2=CH-COO-CH3.    C. CH3-COO-CH=CH2.

B. CH2=C(CH3)-COO-CH3.    D. CH3-COO-C(CH3)=CH2.

Bài 5: Monome được dùng để điều chế polietilen là

A. CH2=CH-CH3.    B. CH2=CH2.    C. CH≡CH.    D. CH2=CH-CH=CH2.

Bài 6: Polime được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là

A. poli ( metyl acrylat).    B. poli( metyl metacrylat).

C. poli (phenol – fomanđehit).    D. poli (metyl axetat).

Câu 7: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. trùng hợp vinyl xianua

B. trùng ngưng axit e-aminocaproic

C. trùng hợp metyl metacrylat

D. trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic

Đáp án: C

A. Trùng hợp vinyl xianua ⇒ thu được poli acrilonitrin ⇒ chế tạo tơ olon.

B. Trùng hợp axit ε-aminocaproic ⇒ thu được poli caproamit ⇒ chế tạo tơ nilon-6.

C. Trùng hợp metyl metacrylat ⇒ thu được poli (metyl metacrylat) ⇒ chế tạo thủy tinh hữu cơ.

D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic ⇒ thu được poli (hexametylen-ađipamit)

Bài viết liên quan

480
  Tải tài liệu