Cách nhận biết Crom, Sắt, Đồng cực hay, chi tiếtv

Cách nhận biết Crom, Sắt, Đồng cực hay, chi tiết Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách nhận biết Crom, Sắt, Đồng cực hay, chi tiết
 

647
  Tải tài liệu

Cách nhận biết Crom, Sắt, Đồng cực hay, chi tiết

1. Phương pháp

- Dùng các phản ứng đặc trưng để nhận biết các chất

- Nắm vững các tính chất hóa học của các chất để giải thích các hiện tượng phản ứng.

Ví dụ 1: Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.

Ví dụ 2: Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu. Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.

Ví dụ 3: Có các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl. Để phân biệt các dung dịch muối clorua này có thể dùng thuốc thử nào dưới đây?

   A. Dung dịch AgNO3

   B. Dung dịch NH3

   C. Dung dịch H2SO4

   D. Dung dịch KOH

Ví dụ 4: Từ Fe, hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp muối FeSO4. Viết các phương trình hóa học.

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: Hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4?

   A. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt

   B. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt rồi tan thành dung dịch màu xanh đậm

   C. Xuất hiện dung dịch màu xanh

   D. Không có hiện tượng

Câu 2: Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ một ít dung dịch KMnO4 vào dung dịch có chứa FeSO4 và H2SO4?

   A. Xuất hiện màu tím hồng của dung dịch KMnO4

   B. Mất màu tím hồng và xuất hiện màu vàng

   C. Mất màu vàng và xuất hiện màu tím hồng

   D. Cả A, B và c đều không đúng

Câu 3: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4. Hiện tượng quan sát được là

   A. dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng

   B. dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần đến không màu

   C. dung dịch màu tím hồng bị chuyển dần sang nâu đỏ

   D. màu tím bị mất ngay. Sau đó dần dần xuất hiện trở lại thành dung dịch có màu hồng

Câu 4: Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?

   A. Xuất hiện màu nâu đỏ

   B. Xuất hiện màu trắng xanh

   C. Xuất hiện màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh

   D. Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ

Câu 5: Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?

   A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân

   B. Dung dịchvẫn có màu nâu đỏ vì chúng không phản ứng với nhau

   C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí

   D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó lại tan do tạo khí CO2

Câu 6: Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó

   A. Một thanh Cu

   B. Một thanh Zn

   C. Một thanh Fe

   D. Một thanh AI

Câu 7: Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là

   A. dung dịch xuất hiện kết tủa đen

   B. có kết tủa vàng

   C. kết tủa trắng hóa nâu

   D. không hiện tượng gì

Câu 8: Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể K2Cr2O7, sau đó cho nước vào và khuấy đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu của dung dịch X và Y lần lượt là:

   A. Màu vàng và màu da cam

   B. Màu nâu đỏ và màu vàng

   C. Màu da cam và màu vàng

   D. Màu vàng và màu nâu đỏ

Bài viết liên quan

647
  Tải tài liệu