Phương pháp giải bài tập Xác định chỉ số xà phòng hóa của chất béo hay, chi tiết - Hoá 12
Phương pháp giải bài tập Xác định chỉ số xà phòng hóa của chất béo hay, chi tiết Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Phương pháp giải bài tập Xác định chỉ số xà phòng hóa của chất béo hay, chi tiết
Phương pháp giải bài tập Xác định chỉ số xà phòng hóa của chất béo hay, chi tiết - Hoá 12
A. Phương pháp
- Chất béo gồm 2 thành phần chính là: triglixerit và axit béo tự do.
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O (1)
(RCOO)3C3H5 + KOH → 3RCOOK + C3H5(OH)3 (2)
- Chỉ số axit của chất béo: Số mg KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo.
- Chỉ số este hóa: Số mg KOH cần dùng để xà phòng hóa hoàn toàn các glixerit trong 1 g chất béo
- Chỉ số xà phòng của chất béo: Số mg KOH cần để xà phòng hóa triglixerit (tức chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong gam chất béo.
Chỉ số xà phòng hóa =
Chỉ số xà phòng hóa = chỉ số axit + chỉ số este hóa
- Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch C của 100 gam lipit. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ không no của lipit.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là:
A. 108,265 g
B. 170g
C. 82,265g
D. 107,57g
Giải
Ta có: mKOH cần dùng = 7. 100 = 700 mg = 0,7 (gam)
⇒ nKOH = 0,7/56 = 0,0125 (mol)
nKOH phản ứng với lipit = 17,92/56 – 0,0125 = 0,3075 (mol)
Vậy mmuối = 100 + mKOH - mH2O - mglixerol = 100 + 17,92 – 0,0125 . 18 – 0,3075/3 . 92 = 108, 265 (gam)
Ví dụ 2: Hãy tính khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa axit tự do có trong 5 gam chất béo với chỉ số axit bằng 7.
Giải
Theo định nghĩa, chỉ số axit của chất béo bằng 7 nghĩa là muốn trung hòa lượng axit béo tự do trong 1 gam chất béo phải dùng 7 mg KOH.
Vậy muốn trung hòa axit béo tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số 7 thì phải dùng 5 .7 = 35 mg KOH, hay mol KOH
⇒ nNaOH = nOH- = mol
⇒ mNaOH = .40 = 25 mg = 0,025 g/5g chất béo
Ví dụ 3: Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14gam một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:
A. 6,0 B. 7,2
C. 4,8 D. 5,5
Giải
Theo định nghĩa: chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
Ta có: mKOH = 0,015 . 0,1 . 56000 = 84 (mg)
⇒Chỉ số axit là: 84/14 = 6
B. Ví dụ minh họa xác định chỉ số xà phòng hóa của chất béo
Ví dụ 1: Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14gam một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:
A. 6,0
B. 7,2
C. 4,8
D. 5,5
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Theo định nghĩa: chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
Ta có: mKOH= 0,015 . 0,1 . 56000 = 84 (mg)
⇒ Chỉ số axit là: 84/14 = 6
Ví dụ 2: Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là:
A. 108,265 g
B. 170g
C. 82,265g
D. 107,57g
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ta có: mKOH cần dùng = 7. 100 = 700 mg = 0,7 (gam)
⇒ nKOH= 0,7/56 = 0,0125 (mol)
nKOH phản ứng với lipit = 17,92/56 – 0,0125 = 0,3075 (mol)
Vậy mmuối= 100 + mKOH- mH2O- mglixerol= 100 + 17,92 – 0,0125 . 18 – 0,3075/3 . 92 = 108, 265 (gam)
Ví dụ 3: Hãy tính khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa axit tự do có trong 5 gam chất béo với chỉ số axit bằng 7.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Theo định nghĩa, chỉ số axit của chất béo bằng 7 nghĩa là muốn trung hòa lượng axit béo tự do trong 1 gam chất béo phải dùng 7 mg KOH.
Vậy muốn trung hòa axit béo tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số 7 thì phải dùng 5 .7 = 35 mg KOH, hay mol KOH
⇒ nNaOH= nOH- = mol
⇒ mNaOH= .40 = 25 mg = 0,025 g/5g chất béo
Ví dụ 4. Khi thủy phân a gam este X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam muối của natri oleat C17H33COONa. Giá trị a, m lần lượt là:
A. 6,08 gam và 8,82 gam
B. 8,06 gam và 8,28 gam
C. 8,82 gam và 6,08 gam
D. 8,16 gam và 8,86 gam
Đáp án hướng dẫn giải
PTHH tổng quát: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Theo tỉ lệ phản ứng ⇒ nmuối = nNaOH = 3. nglixerol = 3. 0,01 = 0,03 mol
⇒n(C17H33COONa) = 0,03 – 0,01 = 0,02 mol
⇒ m = m(C17H33COONa) = 0,02. 304 = 6,08(g)
mNaOH= 0,03. 40 = 1,2 g
BTKL ⇒ a = meste= mMuối + mglixerol - mNaOH = 6,08 + 3,02 + 0,92 - 1,2 = 8,82g
C. Bài tập vận dụng
Câu 1. Khi xà phòng hóa 2,52g chất béo A cần 90ml dung dịch KOH 0,1M. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 5,04g chất béo A thu được 0,53g glixerol. Tìm chỉ số axit và chỉ số xà phòng hóa.
Câu 2. Khi trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3 ml dung dịch KOH 0,1M. Tính chỉ số axit chủa chất béo đó.
A. 6 B. 5 C. 7 D. 8
Câu 3. Muốn trung hòa 5,6 gam một chất béo X đó cần 6ml dung dịch KOH 0,1M. Hãy tính chỉ số axit của chất béo X và tính lượng KOH cần trung hòa 4 gam chất béo có Y chỉ số axit bằng 7.
A. 5 và 14mg KOH
B. 4 và 26mg KOH
C. 3 và 56mg KOH
D. 6 và 28mg KOH
Câu 4. Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 26,0
B. 86,2
C. 82,3
D. 102,0
Câu 5. Số miligam KOH trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tritearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
A. 175 B. 168 C. 184 D. 158
Câu 6. Để xà phòng hóa 63 mg chất béo trung tính cần 10,08 mg NaOH. Xác định chỉ số xà phòng của chất béo đem dùng.
A.112 B. 124 C. 224 D. 214
Câu 7. Để trung hòa hết lượng axit tự do có trong 5,6g chất béo người ta dùng hết 6ml dd KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo là:
Câu 8. Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,52 gam một lipit cần dùng 90ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số xà phòng của lipit là:
A. 210
B. 150
C. 187
D. 200
Bài viết liên quan
- Cách giải bài tập phản ứng xà phòng hóa hay, chi tiết - Hoá 12
- Cách giải Bài tập tính khối lượng xà phòng hay, chi tiết - Hoá 12
- Cách làm bài tập về chất béo hay, chi tiết - Hoá 12
- Phương pháp giải bài tập về hiệu suất phản ứng este hóa hay, chi tiết - Hoá 12
- Tính chất của Glucozo: Tính chất hóa học, vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng chi tiết nhất - Hoá 12