Cách giải Bài toán sắt tác dụng với HNO3 (axit nitric) hay, chi tiết

Cách giải Bài toán sắt tác dụng với HNO3 (axit nitric) hay, chi tiết Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách giải Bài toán sắt tác dụng với HNO3 (axit nitric) hay, chi tiết
 

521
  Tải tài liệu

Cách giải Bài toán sắt tác dụng với HNO3 (axit nitric) hay, chi tiết

1. Phương pháp

- Khi cho Fe tác dụng với HNO3 trình tự phản ứng xảy ra:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O  (1)

+ Sản phẩm khử của N+5 phụ thuộc vào nồng độ HNO3:

Với dung dịch HNO3 loãng thường cho sản phầm là NO

Với dung dịch HNO3 đậm đặc thường cho sản phẩm là NO2

+ Nếu Fe dư thì tiếp tục xảy ra phản ứng:

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

⇒ Khi cho Fe vào dung dịch HNO3 nếu sau phản ứng Fe dư thì muối sinh ra là muối Fe2+.

* Lưu ý:

+ Khi cho Fe và hỗn hợp kim loại, trong đó có Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì:

mmuối nitrar = mKl + mNO3- = mKl + 62.ne nhận

+ Fe bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Giá trị của m là:

   A. 70      B. 56

   C. 84      D. 112

Ví dụ 2: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là.

   A. 2,24      B. 5,60

   C. 3,36      D. 4,48

3. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại. Giá trị của V là

   A. 2,24 lít

   B. 4,48 lít

   C. 6,72 lít

   D. 5,6 lít

Câu 2: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

   A. 1,0 lít

   B. 0,6 lít

   C. 0,8 lít

   D. 1,2 lít

Câu 3: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là:

   A. 1,92 gam

   B. 3,20 gam

   C. 0,64 gam

   D. 3,84 gam

Câu 4: Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.

   A. 54g      B. 42g

   C. 36g      D. 32g

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít hỗn hợp X gồm(NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối hơi của X đối vơi hidro bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X.

   A. 3,36l

   B. 4,48l

   C. 5,6l

   D. 1,2 l

Câu 6: Cho hỗn hợp gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO(đktc). Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch , biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

   A. 4,5g

   B. 3,6g

   C. 2,4g

   D. 5,4g

Câu 7: Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là:

   A. 2M

   B. 2,4M

   C. 2,5M

   D. 3,2M

Câu 8: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Vậy a có giá trị là:

   A. 0,6625

   B. 0,6225

   C. 0,0325

   D. 0,165

Bài viết liên quan

521
  Tải tài liệu