Cách nhận biết, điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm hay, chi tiết
Cách nhận biết, điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm hay, chi tiết Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách nhận biết, điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm hay, chi tiết
Cách nhận biết, điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm hay, chi tiết
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Để làm tốt dạng bài tập này không những phải nắm vững tính chất hóa học của các phương trình phản ứng mà còn phản nắm vững hiện tượng kèm theo (có kết tủa, màu sắc kết tủa, bọt khí, ...).
Một số điểm đặc trưng:
- Ion kim loại kiềm: Hầu hết các muối kim loại kiềm đều tan trong các bài tập nhận biết thường dùng Phương pháp loại trừ để nhận ra muối của kim loại kiềm. Ngoài ra có thể nhận biết bằng màu ngọn lửa ion kim loại kiềm: muối của Na khi đốt cho ngọn lửa màu vàng, muối của K cho ngọn lửa màu hoa tím hoa cà...
- Ion kim loại kiềm thổ:
Mg2+: dùng ion OH- tạo Mg(OH)2kết tủa trắng.
Ca2+: dùng ion CO32- tạo BaCO3 kết tủa trắng, kết tủa này không tan trong axit HCl.
Ba2+: dùng ion SO42+ tạo BaSO4 kết tủa trắng, kết tủa này không tan trong axit HCl.
- Nhận biết Al3+: Dùng dung dịch kiềm mạnh, thấy tạo kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan trong dung dịch kiềm dư:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-
- Tách và điều chế các chất:
+ Điều chế các kim loại kiềm, kiềm thổ phải dùng Phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua (muối clorua), do đó sau khi tách riêng phản chuyển các hợp chất của chúng về muối clorua. Ví dụ tách các hợp chất của Mg: chuyển thành Mg(OH)2, lọc tách kết tủa, sau đó cho tác dụng với HCl → MgCl2 −đpnc→ Mg
+ Tác nhôm và các hợp chất của Al: cho tác dung với dung dịch kiềm dư → dung dịch Na[Al(OH)4] −+ CO2 + H2O→) Al(OH)3 −tº→ Al2O3 −đpnc→ Al
Lưu ý: các chất khử thông thường như CO, H2 không khử được các oxit kim loại mạnh như Al2O3,MgO,...
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO3, Na2S, HCl. Chỉ dùng một chất nào sau đây có thể nhận biết được cả 5 chất trên?
A. Quì tím B. H2SO4 C. Pb(NO3)2 D. BaCl2
Hướng dẫn:
Thí nghiệm trên từng lượng nhỏ hóa chất.
Cho quỳ tím vào từng dung dịch. HCl làm quì tím hóa đỏ, Na2CO3 làm quì tím hóa xanh.
Cho HCl vào 3 mẫu thử còn lai. Lọ có khí thoát ra có mùi trứng thối là N2S, lọ có khí mùi sốc là Na2SO3, lọ còn lại không hiện tượng là NaCl.
PTHH
2HCl + Na2S → 2NaCl + H2S
2HCl + Na2SO3 → 2NaCl + SO2 + H2O.
Bài 2: Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt không nhãn: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4 và CaSO4.H2O. Chỉ dùng cặp hóa chất nào sau đây có thể nhận được cả 4 chất trên?
A. H2O và Na2CO3.
B. H2O và HCl.
C. H2SO4 và BaCl2.
D. H2O và KCl.
Hướng dẫn:
Hòa tan vào nước ta chia làm 2 nhóm. Sau đó dùng HCl để nhận biết chất phản ứng với HCl tạo khí là muối CO3-2
Nhóm 1: Na2SO4 và Na2CO3
Nhóm 2: CaCO3 và CaSO4.H2O
PT: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Chú ý: Muối cacbonat giải phóng khí CO2 khi tác dụng với axit.
Bài 3: Chỉ dùng thêm một kim loại phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, (NH4)2SO4.
Hướng dẫn:
Chia nhỏ các dung dịch thành các phần có đánh số thứ tự. Cho kim loại Ba từ từ tới dư vào các dung dịch trên, các cốc đều có khí thoát ra:
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Và các hiện tượng sau:
- Cốc có kết tủa đỏ nâu là FeCl3
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2
- Cốc có kết tủa trắng xanh chuyển sang đỏ nâu là FeCl2:
FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2↓
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓
- Cốc có kết tủa xanh là CuSO4: CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaSO4↓
- Cốc có kết tủa trắng không tan và có khí thoát ra có mùi khai là (NH4)2SO4:
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 2NH3↑ + BaSO4↓ + 2H2O
- Cốc có kết tủa trắng là MgCl2: MgCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Mg(OH)2↓
- Cốc còn lại là dung dịch NaCl.
Bài 4: Để điều chế được kim loại kiềm người ta dùng phương pháp nào dưới đây?
A. Điện phân muối halogenua hoặc hiđroxit ở dạng nóng chảy.
B. Khử oxi của kim loại kiềm ở nhiệt độ cao.
C. Điện phân dung dịch muối halogenua.
D. Dùng kim loại kiềm mạnh hơn để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Hướng dẫn:
Đáp án A
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp:
A. Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. Điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. Điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
D. Điện phân NaCl nóng chảy.
Bài 2: Thuốc thử dùng để nhận biết Na, Ca, Na2O là:
A. H2O, quỳ tím B. H2O, dung dịch Na2CO3
Bài 3: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. Giấy quỳ tím B. Zn C. Al D. BaCO3
Bài 4: Nhận biết Al, Mg, Al2O3 dùng:
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch HNO3.
C. Dung dịch CuCl2.
D. Dung dịch NaOH.
Bài 5: Điều chế Na bằng cách:
1. Điện phân nóng chảy NaCl hoặc NaOH.
2. Điện phân dung dịch NaCl.
3. Dùng K đẩy Na khỏi muối.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 1, 2
Bài 6: Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?
A. H2O B. HCl C. H2SO4 D. Fe(OH)2
Bài 7: Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là:
A. Thủy luyện
B. Điện phân dung dịch
C. Nhiệt luyện
D. Điện phân nóng chảy.
Bài 8: Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, MgCl2 là:
A. NaOH, HCl B. Quì tím, NaOH
C. NaOH, Na2CO3 D. Quì tím, HCl.
Bài viết liên quan
- Cách giải bài tập về Tính chất chung của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm hay, chi tiết
- Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm cực hay
- Phương pháp giải Bài tập xác định tên kim loại hay, chi tiết
- Cách giải bài tập CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm hay, chi tiết
- Cách giải bài tập về Tính lưỡng tính của nhôm hiđroxit Al(OH)3 hay, chi tiết