Tính chất của Chất giặt rửa hay, chi tiết nhất - Hoá 12
Với Tính chất của Chất giặt rửa hay, chi tiết nhất Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Tính chất của Chất giặt rửa hay, chi tiết nhất.
A. Lý thuyết
I. Khái niệm và tính chất của chất giặt rửa
1. Khái niệm
- Chất giặt rửa: là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
- Một số khái niệm liên quan:
+ Chất tẩy màu: làm sạch các vết màu bẩn nhờ những phản ứng hóa học. VD: nước javel.
+ Chất ưa nước: là những chất tan tốt trong nước như: metanol, etanol, axit axetic, muối axetat kim loại kiềm…
+ Chất kị nước: là những chất hầu như không tan trong nước, như hidrocacbon, dẫn xuất halogen…
+ Chất kị nước thì ưa dầu mỡ, tức là tan tốt vào dầu mỡ. Chất ưa nước thì thường kị dầu mỡ, tức là không tan trong dầu mỡ.
2. Đặc điểm cấu trúc phân tử muối natri của axit béo
Cấu trúc hóa học chung cho phân tử chất giặt rửa: gồm 1 đầu ưa nước là nhóm COO-Na+ gắn với 1 đuôi dài ưa dầu mỡ (kị nước) là nhóm -CxHy.
3. Cơ chế hoạt động
Đuôi ưa dầu mỡ trong phân tử muối natri của axit béo thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn đầu ưa nước lại có xu hướng kéo ra phía các phân tử nước. Kết quả là vết dầu bị phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử muối natri, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
II. Xà phòng
1. Khái niệm
Xà phòng là muối của Na hoặc K với axit béo cao và chất phụ gia.
+ Xà phòng rắn là hỗn hợp muối natri của các axit béo, chủ yếu là natri stearat, natri panmiat.
+ Các xà phòng của Kali đều là xà phòng lỏng.
+ Xà phòng thơm là hỗn hợp xà phòng và tinh dầu thơm hoặc creazol.
2. Sản xuất xà phòng
3. Thành phần xà phòng
- Thành phần chính của xà phòng là các muối natri/kali của axit béo, thường là natri stearat C17H35COONa, natripanmitat C15H31COONa, natrioleat C17H33COONa… Các phụ gia thường gặp là chất màu, chất thơm.
- Xà phòng dùng trong tắm gội, giặt giũ…
- Ưu điểm là không gây hại cho da và môi trường do dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong thiên nhiên.
- Nhược điểm là khi dùng với nước cứng thì các muối canxi stearat, canxi panmitat…sẽ kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng vải sợi.
III. Chất giặt rửa tổng hợp
1. Sản xuất chất giặt rửa
- Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ.
- VD: oxi hóa parafin được axit cacboxylic, hidro hóa axit thu được ancol, cho ancol phản ứng với H2SO4 rồi trung hòa thì được chất giặt rửa loại ankyl sunfat:
2. Thành phần chất giặt rửa
- Các chế phẩm như bột giặt, kem giặt… bao gồm các thành phần: chất giặt rửa tổng hợp, các phụ gia chất thơm, chất màu, còn có thể có chất tẩy trắng như natri hipoclorit. Chất này có hại cho da khi giặt bằng tay.
- Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp là dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion canxi.
- Nhược điểm: Những chất giặt rửa tổng hợp có chứa gốc hidrocacbon phân nhánh gây ô nhiễm môi trường, vì chúng rất khó bị các vi sinh vật phân hủy.
3. Tác dụng giặt rửa của xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp
- Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của nước, làm cho nước dễ thấm ướt các giọt dầu, mỡ và các chất bẩn bám trên bề mặt. Khi giặt, rửa bằng xà phòng, gốc R của phân tử xà phòng bám vào chất bẩn, nhóm phân cức (-COONa) chuyển (hoàn toàn) chất bẩn vào nước dưới dạng nhũ tương ứng hay huyền phù, do đó làm sạch vật giặt, rửa.
- Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp bao gồm 2 phần:
+ Phần kị nước: gốc hi đrocacbon: R- hoặc R-C6H4- nhưng dễ tan trong vết bẩn.
+ Phần ưa nước: các nhóm SO32-, COO- do tạo liên kết hiđro với nước.
- Anion SO32-, COO- định hướng thẳng vào bề mặt dung dịch, cho nên khi giặt rửa các chất bẩn, chúng phân chia thành những hạt rất nhỏ không còn khả năng bám vào vật giặt và bị cuốn trôi theo nước.
IV. Một số phản ứng hóa học thường gặp
B. Bài tập
Bài 1: Cho các phát biểu sau:
(1) Chất giặt rửa tổng hợp có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng.
(2) Các triglixerit đều có phản ứng cộng hiđro.
(3) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
(4) Có thể dùng nước và quỳ tím để phân biệt các chất lỏng glixerol, axit fomic, trioleatglixerol.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: C
Giải thích:
(2) sai vì chỉ có triglixerit chứa gốc axit không no mới có phản ứng cộng hiđro.
Bài 2: Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm
A. Dễ kiếm
B. Rẻ tiền hơn xà phòng.
C. Có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng
D. Có khả năng hoà tan tốt trong nước.
Đáp án: C
Giải thích:
Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là có thể dùng để giặt rửa trong nước cứng.
Bài 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam.
B. 18,24 gam.
C. 16,68 gam.
D. 18,38 gam.
Đáp án: A
Giải thích:
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
Bài 4: Chọn khái niệm đúng:
A. Chất giặt rửa được sản xuất từ tinh bột.
B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.
C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn.
D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
Đáp án: D
Giải thích:
Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
Bài 5: Đun nóng 4,45 kg chất béo (tristearin) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH dư. Khối lượng glixerol thu được là bao nhiêu?
A. 0,46 kg.
B. 0,45 kg.
C. 0,40 kg.
D. 0,37 kg.
Đáp án: D
Giải thích:
Bài 6: Một loại mỡ chứa 50% triolein, 30% tripanmitin và 20% tristearin. Tính khối lượng xà phòng điều chế từ 100kg loại mỡ trên
A. 103,25 kg
B. 73,34 kg
C. 146,68 kg
D. 143,41 kg
Đáp án: A
Giải thích:
Công thức của tristearin là:
(C17H35COO)3C3H5 có M = 890
Công thức của triolein là:
(C17H33COO)3C3H5 có M = 884
Công thức của tripanmitin là:
(C15H31COO)3C3H5 có M = 806
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
mmỡ + mNaOH = mmuối + mglixerol
mmuối = 100 + 0,3488.40 - 0,1163.92
= 103,25 kg
Bài 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Este là những hợp chất hữu cơ đơn chức có chứa nhóm cacboxylat.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với axit monocacboxylic no hoặc không no.
(c) Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit ađipic.
(d) Ancol là hợp chất hữu cơ có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.
Số phát biểu không đúng là:
A. 4
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Đáp án: B
Giải thích:
(a) sai vì este là khi ta thay nhóm -OH của nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm -OR
(b) sai vì chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(c) sai vì xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo.
Bài 8: Các khẳng định sau đây, có bao nhiêu nhận đúng ?
a) Chất ưu nước là những chất tan tốt trong nước như metanol, muối natri axetat,…
b) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ,…
c) Xà phòng là hỗn hợp các muối natri hoặc kali của các axit béo.
d) Chất tẩy rửa tổng hợp là muối natri của axit béo.
e) Phân tử chất giặt rửa gồm 1 đầu ưu dầu mỡ gắn với 1 đầu dài ưu nước.
f) Ưu điểm của xà phòng là dùng được với nước cứng.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Giải thích:
b) sai vì chất kị nước thì ưu dầu mỡ nên tan tốt trong dung môi hữu cơ.
d) sai vì chất tẩy rửa tổng hợp không phải là muối natri của axit béo, nó chỉ có tính chất giặt rửa tương tự xà phòng.
f) sai vì xà phòng tạo kết tủa với có trong nước cứng sẽ làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng của vải sợi.
Bài 9: Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa:
A. Vì trong bồ kết có chất khử mạnh.
B. Vì bồ kết có thành phần là este của glixerol
C. Vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh..
D. Vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi dài không phân cực.
Đáp án: D
Giải thích:
Bồ kết có khả năng giặt rửa vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi dài không phân cực.
Bài 10: Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là:
A. 27,6.
B. 4,6.
C. 14,4.
D. 9,2.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có:
nglixerol = ntristearin = 0,1mol
→ mglixerol = 0,1.92 = 9,2 gam
Bài 11: Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng?
A. CH3COONa
B. CH3(CH2)12COONa.
C. CH3(CH2)12COOCH3.
D. CH3(CH2)5O(CH2)5CH3.
Đáp án: B
Giải thích:
Thành phần chính của xà phòng là muối natri (hoặc kali) của axit béo.
Bài 12: Để xà phòng hoàn toàn 100g chất béo có chỉ số axit bằng 7 người ta dùng hết 0,32 mol KOH. Khối lượng xà phòng thu được là bao nhiêu gam?
A. 118,11 gam
B. 108,11 gam
C. 118,33 gam
D. 108,33 gam
Đáp án: B
Giải thích:
Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo.
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
Bài 13: Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì
A. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
D. gây hại cho da tay.
Đáp án: A
Giải thích:
Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì sẽ xuất hiện các kết tủa (canxi stearat, canxi panmintat,…) làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng vải sợi.
Bài 14: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glixerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m là
A. 19,12.
B. 17,8.
C. 19,04.
D. 14,68.
Đáp án: B
Giải thích:
→
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = mglixerol + mmuối
→ mX = 1,84 + 18,36 – 0,06.40
= 17,8 gam
Bài 15: Xà phòng được điều chế bằng cách nào trong các cách sau:
A. Thủy phân saccarozơ
B. Thủy phân mỡ trong kiềm
C. Phản ứng của axit với kim loại
D. Đề hiđro hóa mỡ tự nhiên
Đáp án: B
Giải thích:
Xà phòng được điều chế bằng cách thủy phân mỡ trong kiềm.
Bài 16: Số phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây ?
a) Xà phòng bị giảm hoặc mất tác dụng tẩy rửa khi dùng nước cứng vì tạo các muối kết tủa với cation .
b) Bột giặt tổng hợp vẫn có thể sử dụng với nước cứng được vì muối sunfonat có độ tan lớn nên không bị kết tủa với ion .
c) Các chế phẩm như bột giặt, kem giặt,… bao gồm các thành phần chất giặt rửa tổng hợp các phụ gia chất thơm, mất màu, còn có thể có chất tẩy trắng như natri hipoclorit.
d) Những chất giặt rửa tổng hợp có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh không gây ô nhiễm môi trường vì chúng dễ bị các vi sinh vật phân hủy
e) Chất ưa nước là những chất tan tốt trong dầu mỏ, parafin,…
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: A
Giải thích:
Xà phòng được điều chế bằng cách thủy phân mỡ trong kiềm.
Bài 17: Để xà phòng hoá hoàn toàn 50 gam chất béo có chỉ số axit là 7 cần 0,16 mol NaOH. Tính khối lượng glixerol thu được?
A. 9,43 gam
B. 14,145 gam
C. 4,715 gam
D. 16,7 gam
Đáp án: C
Giải thích:
- Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo.
Bài 18: Một loại chất béo có chỉ số xà phòng hoá là 189, chứa axit stearic và tristearin. Để trung hoà axit tự do có trong 82,94 g mẫu chất béo trên thì cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,05M:
A. 100 ml
B. 675 ml
C. 200 ml
D. 125 ml
Đáp án: C
Giải thích:
- Chỉ số xà phòng của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit (tức chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong 1 gam chất béo.
Gọi số mol của axit stearic và tristearin lần lượt là a, b (mol).
Công thức phân tử của axit stearic là C17H35COOH
Công thức phân tử của tristearin là (C17H35COO)3C3H5
Theo bài ta có hệ phương trình sau:
lít
Bài 19: Để xà phòng hóa hoàn 1,51 gam một chất béo cần dùng 45ml dung dịch KOH 0,1 M. Chỉ số xà phòng hóa chất béo là:
A. 151
B. 167
C. 126
D. 252
Đáp án: B
Giải thích:
- Chỉ số xà phòng của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit (tức chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong 1 gam chất béo.
nKOH = 0,0045 mol
→ mKOH = 0,252 gam = 252 mg
→ Chỉ số xà phòng hóa chất béo là
Bài 20: Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là
A. 200,8.
B. 183,6.
C. 211,6.
D. 193,2.
Đáp án: D
Giải thích:
Bài viết liên quan
- Tính chất của Este: Tính chất hóa học, vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng chi tiết nhất - Hóa 12
- Tính chất của Lipit: Tính chất hóa học, vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng chi tiết nhất - Hoá 12
- Mối liên hệ giữa hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon hay, chi tiết nhất - Hoá 12
- 6 dạng bài tập về Este trong đề thi Đại học có đáp án chi tiết - Hoá 12
- 2 dạng bài tập về Lipit, Chất béo trong đề thi Đại học có đáp án chi tiết - Hoá 12