Cách giải bài tập Phản ứng tráng bạc của glucozo hay, chi tiết - Hoá 12
Cách giải bài tập Phản ứng tráng bạc của glucozo hay, chi tiết Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách giải bài tập Phản ứng tráng bạc của glucozo hay, chi tiết
Cách giải bài tập Phản ứng tráng bạc của glucozo hay, chi tiết - Hoá 12
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Phản ứng tráng bạc của glucozo:
Do phân tử glucozo có một nhóm CHO ⇒ tỉ lệ 1 glucozo → 2Ag
- Trong môi trường bazo Fructozo chuyển thành glucozo nên fructozo cũng bị oxi hóa bởi phức bạc – ammoniac (phản ứng tráng bạc).
Tương tự mantozo cũng tạo Ag với tỉ lệ 1 : 2 tương ứng.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozo và mantozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3|NH3 thu được 1,08 gam Ag. Xác định số mol của saccarozo và mantozo trong hỗn hợp đầu?
Hướng dẫn:
Chỉ có mantozo tham gia phản ứng tráng gương.
Từ (*) ⇒ nmantozo = 0,005 (mol)
⇒ nsaccarozo = 6,84/342 - 0,005 = 0,015 (mol)
Bài 2: Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3|NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch glucozo đã dùng.
Hướng dẫn:
Ta có: nAg = 2,16/108 = 0,02(mol)
Từ (1) ⇒ nglucozo = 0,01(mol) ⇒ CM(glucozo) = 0,01/0,05 = 0,2M
Bài 3: Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3|NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. hãy tính số mol của glucozo và fructozo trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn:
Phản ứng:
Ta có: nAg = 4,32/108=0,04(mol)
CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr
⇒ nglucozo = nBr2 = 0,8/160 = 0,005(mol)
nfructozo = 0,04/2 - 0,005 = 0,015 (mol)
Bài 4: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozo 17,1% trong môi trường axit ta thu được dung dịch X. cho AgNO3|NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thu được khối lượng bạc là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Cả glucozo và fructozo đều tráng bạc ⇒ nAg = 2(a + a) = 4a
⇒ mAg = 0,125.108 = 13,5(gam)
Bài 5: Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rắng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hướng dẫn:
C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
nAg = 2nglucozo = 2.18/180 = 0,2 (mol)
⇒ mAg 0,2.108 = 21,6 (gam)
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là :
A.0,090 mol. B. 0,095 mol. C. 0,12 mol. D. 0,06 mol.
Bài 2: Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là:
A. 80%
B. 85%
C. 90%
D. 99%
Bài 3: Đun nóng dung dịch chứa 8,55 gam cacbohidrat X với một lượng nhỏ HCl. Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. Hợp chất X là:
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Tinh bột
D. Saccarozơ
Bài 4 Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Vậy phần trăm theo khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 48,72%
B. 48,24%
C. 51,23%
D. 55,23%
Bài 5: Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 2,7 gam
B. 3,42 gam
C. 3,24 gam
D. 2,16 gam
Bài 6: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là :
A. 5%. B. 10%. C. 15%. D. 30%.
Bài 7: Oxi hóa hoàn toàn một dung dịch chứa 27 gam glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng là:
A. 40 gam
B. 62 gam
C. 59 gam
D. 51 gam
Bài viết liên quan
- Cách giải bài tập về các phản ứng hóa học của glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ hay, chi tiết - Hoá 12
- Cách nhận biết glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ hay, chi tiết - Hoá 12
- Cách giải bài tập Phản ứng thủy phân tinh bột, xenlulozo hay, chi tiết - Hoá 12
- Cách xác định công thức phân tử cacbohidrat hay, chi tiết - Hoá 12
- Tính chất của Amin: Tính chất hóa học, vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng chi tiết nhất - Hoá 12