Cách giải Bài tập về tính oxi hóa của muối Sắt 3 hay, chi tiết

Cách giải Bài tập về tính oxi hóa của muối Sắt 3 hay, chi tiết Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách giải Bài tập về tính oxi hóa của muối Sắt 3 hay, chi tiết
 

667
  Tải tài liệu

Cách giải Bài tập về tính oxi hóa của muối Sắt 3 hay, chi tiết

I. Lý thuyết cần nhớ:

Muối sắt (III) có tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử:

2FeC3 + Cu → CuCl2 + 2FeCl2

2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S

- Khi cho muối sắt (III) tác dụng với các kim loại cần lưu ý:

   + Nếu kim loại là Na, Ca, K, Ba + H2O → Kiềm + H2. Sau đó Kiềm + Fe3+ → Fe(OH)3.

   + Nếu kim loại không tan trong nước và đứng trước Fe + Fe3+ → Fe2+ nếu kim loại dư thì tiếp tục khử Fe2+ thành Fe.

   + Nếu kim loại là Cu hoặc Fe + Fe3+ → Fe2+


II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dung dịch A chứa 0,02mol Fe(NO3)3 và 0,3mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là:

Ví dụ 2: Nhúng 1 thanh Mg vào 200ml dd Fe(NO3)3 1M, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra cân thấy khối lượng dung dịch giảm đi 0,8g. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là?

Ví dụ 3: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là:

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; CuSO4; HNO3; Fe; NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là:

   A. 6      B. 7

   C. 5      D. 4

Câu 2: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại:

   A. Mg      B. Ba

   C. Cu       D. Ag

Câu 3: Cho Cu (dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với dung dịch Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phương trình phản ứng xảy ra là

   A. 6      B. 7

   C. 5      D. 4

Câu 4: Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là:

   A. không hiện tượng gì.

   B. kết tủa trắng hóa nâu.

   C. xuất hiện kết tủa đen.

   D. có kết tủa vàng.

Câu 5: Cho m gam bột Zn vào 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 2,78 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị m là

   A. 7,8.      B. 2,6.

   C. 5,2.      D. 3,9.

Câu 6: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là:

   A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al

   B. Fe, Zn, Cu, Al, Mg

   C. Au, Cu, Al, Mg, Zn

   D. Cu, Ag, Au, Mg, Fe

Câu 7: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là

   A. 25,4      B. 34,9

   C. 44,4      D. 31,7

Câu 8: Dung dịch X có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (Biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất ).

   A. 7,20gam.

   B. 8,96gam.

   C. 5,76gam

   D. 7,84gam.

 

Bài viết liên quan

667
  Tải tài liệu