Bài tập trắc nghiệm Luyện tập về số đo thời gian và các phép tính với số đo thời gian có đáp án - Toán lớp 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 5 Bài: Luyện tập về số đo thời gian và các phép tính với số đo thời gian có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Toán lớp 5 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán 5.

1340
  Tải tài liệu

Bài: Luyện tập về số đo thời gian và các phép tính với số đo thời gian

Câu 1: Trung bình một người thợ làm xong một sản phẩm hết 1 giờ 12 phút. Lần thứ nhất người đó làm được 6 sản phẩm. Lần thứ hai người đó làm được 8 sản phẩm. Hỏi cả hai lần người đó phải làm trong bao nhiêu thời gian?

A.   16 giờ 48 phút

B.   16 giờ 36 phút

C.   15 giờ 12 phút

D.   9 giờ 36 phút

Lời giải:

Cách 1:

Người đó làm 6 sản phẩm trong số thời gian là:

1 giờ 12 phút × 6 = 6 giờ 72 phút

Đổi 6 giờ 72 phút = 7 giờ 12 phút

Người đó làm 8 sản phẩm trong số thời gian là:

1 giờ 12 phút × 8 = 8 giờ 96 phút

Đổi 8 giờ 96 phút = 9 giờ 36 phút

Cả hai lần người đó phải làm trong số thời gian là:

7 giờ 12 phút + 9 giờ 36 phút = 16 giờ 48 phút

Cách 2

Cả hai lần người đó làm được số sản phẩm là

6 + 8 = 14 (sản phẩm)

Cả hai lần người đó phải làm trong số thời gian là:

1 giờ 12 phút × 14 = 14 giờ 168 phút

Đổi 14 giờ 168 phút = 16 giờ 48 phút

Đáp số: 16 giờ 48 phút.

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Tháng hai (không phải năm nhuận) có bao nhiêu ngày?

A.   28 ngày

B.   29 ngày

C.   30 ngày

D.   31 ngày

Lời giải:

Tháng hai có 28 ngày, vào năm nhuận có 29 ngày.

Câu 3: Điền dấu (>; <; = ) thích hợp vào ô trống:

Lời giải:

Ta có:

+       2 ngày 9 giờ × 3 = 6 ngày 27 giờ = 7 ngày 3 giờ;

+       (18 ngày 3 giờ − 3 ngày 21 giờ ) : 2

= (17 ngày 27 giờ −3 ngày 21 giờ ) : 2

= 14 ngày 6 giờ : 2

= 7 ngày 3 giờ

Mà 7 ngày 3 giờ  = 7 ngày 3 giờ

Do đó: 2 ngày 9 giờ × 3 = (18 ngày 3 giờ − 3 ngày 21 giờ) : 2.

Câu 4: Trong một năm có bao nhiêu tháng có 31 ngày?

A.   4 tháng

B.   5 tháng

C.   6 tháng

D.   7 tháng

Lời giải:

Ta có: tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày.

Vậy trong một năm có 7 tháng có 31 ngày.

Câu 5: Mai đi từ nhà lúc 7 giờ 15 phút và đến trường sớm 8 phút so với giờ vào học. Lan đi từ nhà lúc 7 giờ 20 phút và đến trường đúng giờ vào học. Biết giờ vào học là 8 giờ. Hỏi Mai và Lan, ai đi từ nhà đến trường mất nhiều thời gian hơn và nhiều hơn bao nhiêu phút?

A.   Mai; 3 phút

B.   Mai; 5 phút

C.   Lan; 3 phút

D.   Lan; 5 phút

Lời giải:

Mai đến trường sớm 8 phút tức là đến trường lúc 8 giờ kém 8 phút hay 7 giờ 52 phút.

Thời gian Mai đi từ nhà đến trường là:

7 giờ 52 phút − 7 giờ 15 phút = 37 phút

Thời gian Lan đi từ nhà đến trường là:

8 giờ − 7 giờ 20 phút = 40 phút

Ta có: 40 phút  > 37 phút.

Vây Lan đi từ nhà đến trường mất nhiều thời gian hơn và nhiều hơn số thời gian là:

40 phút − 37 phút = 3 phút

Đáp số: Lan; 3 phút.

Câu 6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911. Hỏi Bác ra đi tìm đường cứu nước vào thế kỉ nào?

A.   Thế kỉ XVIII

B.   Thế kỉ XIX

C.   Thế kỉ XX

D.   Thế kỉ XXI

Lời giải:

Ta có: từ năm 1901  đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ XX).

Do đó, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, thuộc thế kỉ XX.

Câu 7: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bác thợ mộc làm một bộ bàn ghế gồm 1 cái bàn và 4 cái ghế hết 22 giờ 30 phút. Biết rằng thời gian làm 1 cái bàn thời gian làm 2 cái ghế.

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

1 + 2 = 3 (phần)

Giá trị một phần hay thời gian làm 1 cái bàn là:

22 giờ 30 phút : 3 = 7 giờ 30 phút

Thời gian trung bình để làm 1 cái ghế là:

7 giờ 30 phút : 2 = 3 giờ 45 phút

Đáp số: 3 giờ 45 phút.

Câu 8: Điền số thích hợp vào ô trống:

                               

Lời giải:

Ta có: 1 năm = 12 tháng.

Do đó: 3 năm = 12 tháng × 3 = 36 tháng.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 36.

Câu 9: Tính:

12 phút 25 giây × 3 + 27 phút 32 giây × 4

A.   4 giờ 19 phút 8 giây

B.   3 giờ 54 phút 15 giây

C.   2 giờ 18 phút 32 giây

D.   2 giờ 27 phút 23 giây

Lời giải:

Ta có:

12 phút 25 giây × 3 + 27 phút 32 giây × 4

= 36 phút 75 giây + 108 phút 128 giây

= 37 phút 15 giây + 110 phút 8 giây

= 147 phút 23 giây

= 2 giờ 27 phút 23 giây

Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống:

                                               

Lời giải:

Ta có  1 giờ  = 60 phút

Do đó:  2,4 giờ = 60 phút × 2,4 = 144 phút.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 144.

Câu 11: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một ô tô đi lên dốc quãng đường AB hết 1 giờ 35 phút và đi tiếp xuống dốc trên quãng đường BC hết thời gian ít hơn thời gian lên dốc là 0,4 giờ.

Lời giải:

Đổi 0,4 giờ = 24 phút.

Ô tô đi xuống dốc trên quãng đường BC hết số thời gian là:             

1 giờ 35 phút − 24 phút = 1 giờ 11 phút

Ô tô đi cả hai quãng đường AB và BC hết số thời gian là:

1 giờ 35 phút + 1 giờ 11 phút = 2 giờ 46 phút

Đáp số: 2 giờ 46 phút.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 2;46.

Câu 12: Điền số thích hợp vào ô trống:

Do đó: 6 năm 9 tháng + 2 năm 2 tháng = 8 năm 11 tháng.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 8; 11.

Câu 13: Một ca nô đi từ bến sông A lúc 7 giờ 15 phút và đến bến sông B lúc 9 giờ 10 phút. Hỏi ca nô đi từ A đến B hết bao nhiêu thời gian? Biết rằng dọc đường ca nô dừng lại nghỉ 10 phút.

A.   1 giờ 15 phút

B.   1 giờ 45 phút

C.   1 giờ 55 phút

D.   2 giờ 5 phút

Lời giải:

Tính cả thời gian nghỉ ca nô đi từ A đến B hết số thời gian là:                       

9 giờ 10 phút − 7 giờ 15 phút = 1 giờ 55 phút

Nếu không tính thời gian nghỉ ca nô đi từ A đến B hết số thời gian là:

1 giờ 55 phút − 10 phút = 1 giờ 45 phút

Đáp số: 1 giờ 45 phút.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 3; 45.

Bài viết liên quan

1340
  Tải tài liệu