Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 21 mức độ vận dụng có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 21 mức độ vận dụng có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

529
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 có đáp án (mức độ vận dụng)

Câu 14. Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là

A. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai

B. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.

C. phù hợp vói nhu cầu thị trường.

D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.

Đáp án: A

Giải thích: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ và chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai thất thường (bão lũ, giá rét, sương muôi...) ⇒ Chuyển đôi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là để giúp cây trồng tránh được thiên tai phá hoại, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.

Câu 15. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ

A. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.

B. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

C. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

D. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.

Đáp án: A

Giải thích: Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ việc đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản. Ví dụ: Những vùng không có sản phẩm ôn đới cũng có thể được sử dụng, có thể thưởng thức sản phẩm trái vụ cần tăng cường chế biến (khô, sấy, mứt, đóng hộp,…), vận chuyển.

Câu 16. Nhân tố thị trường có vai trò gì trong việc thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?

A. Quyết định.

B. Chủ yếu.

C. Cần thiết.

D. Quan trọng nhất.

Đáp án: D

Giải thích: Mục đích của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận. Yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng, nếu thị trường tiêu thụ rộng lớn. Như vậy, thị trường sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.

Câu 17. Nhân tố nào dưới đây quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?

A. Khoa học – kĩ thuật.

B. Lực lượng lao động.

C. Thị trường.

D. Tập quán sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Mục đích của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận. Vì vậy, yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng, thị trường tiêu thụ rộng lớn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.

Câu 18. Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là

A. quảng canh, cơ giới hóa.

B. thâm canh, chuyên môn hóa.

C. đa canh và xen canh.

D. luân canh và xen canh.

Đáp án: B

Để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận biện pháp quan trọng là áp dụng các phương thức sản xuất: thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất (hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn).

Câu 19. Nền nông nghiệp hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nào dưới đây?

A. Chất lượng lao động.

B. Thị trường.

C. Các yếu tố khí hậu.

D. Nguồn vốn đầu tư.

Đáp án: B

Giải thích: Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là: người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ, mục đích quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận ⇒ Với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.

Câu 20. Ở nước ta, miền Nam đặc trưng về các loại quả nhiệt đới (sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ…), trong khi miền Bắc là các loại hoa quả ôn đới như lê, mận, đào, rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, khoai tây…) thể hiện

A. Sự phân bố cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp

B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. Sự chuyển đôi cơ cấu mùa vụ từ Bắc vào Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Mỗi miền có đặc trưng riêng về sản phẩm nông nghiệp, phù hợp với điều kiện khí hậu. Miền bắc có một mùa đông lạnh phù hợp với hoa quả xứ lạnh; miền Nam có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm phù hợp với các loại hoa quả xứ nóng.

Câu 21. Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuâtt ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của

A. biến động của thị trường.

B. nguồn lao động đang giảm.

C. các thiên tai ngày càng tăng.

D. tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là:

- Người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ.

- Mục địch quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận.

Như vậy, với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.

Câu 22. Ở vùng Tây Nguyên chuyên các loại cây nhiệt đới như cà phê, cao su, điều,.. đã thể hiện

A. Các tập đoàn cây, con phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.

C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

Đáp án: A

Giải thích: Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,… đã thể hiện các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. Các loài cây trên thích hợp với điều kiện khí hậu, đất trồng của Nam Trung Bộ.

Câu 23. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án: A

Giải thích: Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) ⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ hội tụ đầy đủ 3 đai khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao tạo điều kiện phát triển các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

Câu 24. Trung du và miền núi Bắc Bộ có những loại cây trồng điển hình nào?

A. Cây dừa, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới

B. Cây cà phê, cao su, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt.

C. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi.

D. Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp cận nhiệt.

Đáp án: C

Giải thích: Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) nên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hội tụ đầy đủ 3 đai khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao. Điều đó tạo điều kiện phát triển các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

Câu 25. Vụ đông trở thành vụ chính của Đồng bằng sông Hồng do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. có một mùa đông lạnh.

C. có nhiều dạng địa hình.

D. nguồn tài nguyên đất phong phú.

Đáp án: B

Giải thích: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng có một mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ trên dưới 18ºC. Chính vì vậy, hiện nay vụ thu đông dần dần đã được đưa vào sản xuất chính của vùng với nhiều sản phẩm như bắp cải, xu hào, súp lơ,…

Câu 26. Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ nào dưới đây?

A. Đông xuân.

B. Hè thu.

C. Mùa.

D. Đông

Đáp án: D

Giải thích: Vùng đồng bằng sông Hồng nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc nên có một mùa đông lạnh thuận lợi để phát triển rau quả ôn đới vào vụ Đông.

Câu 27. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là

A. đặc điểm về đất đai và khí hậu.

B. truyền thống sản xuất của dân cư.

C. trình độ thâm canh.

D. điều kiện về địa hình.

Đáp án: A

Giải thích: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là do sự khác nhau về đặc điểm về đất đai và khí hậu. Tây Nguyên chủ yếu là đất badan màu mỡ trên các cao nguyên, có khí hậu cận xích đạo với một mùa khô – mưa sâu sắc. Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh và đất đai chủ yếu là đất feralit đỏ vàng.

Câu 28. Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện

A. Khí hậu, nguồn nước.

B. Địa hình và đất trồng.

C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.

D. Khí hậu và đất trồng.

Đáp án: B

Giải thích: Ở nước ta, địa hình và đất trồng có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng tạo điều kiện cho áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ:

- Vùng trung du miền núi: đất feralit đồi núi, nhiều đồng cỏ ⇒ phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển nông – lâm kết hợp.

- Vùng đồng bằng: rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, địa hình bờ biển đa dạng ⇒ cho phép phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản.

Câu 29. Năng suất lúa nước ta tăng nhanh là do nguyên nhân chính nào?

A. Bón nhiều phân hóa học.

B. Áp dụng các biện pháp thâm canh.

C. Tăng diện tích.

D. Sử dụng giống mới.

Đáp án: B

Giải thích: Việc tăng năng suất lúa có thể tiến hành nhờ tăng diện tích sử dụng giống mới, bón nhiều phân hóa học (Chỉ làm tăng năng suất trong thời gian ngắn/theo mùa vụ). Chỉ có áp dụng các biện pháp thâm canh (tăng năng suất bền vững).

Bài viết liên quan

529
  Tải tài liệu