Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 39 (mức độ vận dụng) có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 39 (mức độ vận dụng) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

567
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 có đáp án (mức độ vận dụng)

Câu 21. Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (Đơn vị %)

Giá trị sản xuất công nghiệp

Năm 1995

Năm 2005

Tổng số

100

100

Nhà nước

38.8

24.1

Ngoài nhà nước

19.7

23.4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

41.5

52.5

Theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ đường.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ tròn (cụ thể là mỗi năm 1 hình tròn) là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ năm 1995 và năm 2005.

Câu 22. Cho bảng số liếu:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (Đơn vị %)

Giá trị sản xuất công nghiệp

Năm 1995

Năm 2005

Tổng số

100

100

Nhà nước

38.8

24.1

Ngoài nhà nước

19.7

23.4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

41.5

52.5

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không chính xác về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.

B. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng khá nhanh.

C. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng giảm.

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Đáp án: A

Nhận xét:

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao thứ 2 và có xu hướng giảm (38,8% xuống 24,1%) ⇒ Nhận xét A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm là Sai và Nhận xét C đúng.

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm (19,7% xuống 23,4%) ⇒ Nhận xét B đúng.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh (41,5% lên 52,5%) ⇒ Nhận xét D đúng.

Câu 23. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2005 – 2013

(Đơn vị: tỉ đồng)

 

2005

2010

2011

2013

Đồng bằng sông Hồng

115 352,3

185 286,1

195 633,5

217 079,4

Đông Nam Bộ

73 077,4

128 663,4

125 603,2

142 326,6

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2013 là

A. Kết hợp

B. Tròn

C. Cột ghép

D. Đường

Đáp án: C

Xác định từ khóa: Biểu đồ thể hiện sự “so sánh giá trị sản xuất” ⇒ so sánh giá trị sản xuất chính là so sánh giá trị tuyệt đối của hai đối tượng (có cùng đơn vị). Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ cột ghép ⇒ Lựa chọn biểu đồ cột ghét để thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của ĐBSH và ĐNB.

Câu 24. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2005 – 2013

(Đơn vị: tỉ đồng)

 

2005

2010

2011

2013

Đồng bằng sông Hồng

115 352,3

185 286,1

195 633,5

217 079,4

Đông Nam Bộ

73 077,4

128 663,4

125 603,2

142 326,6

Nhận xét đúng nhất về giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2013 là

A. Tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng nhanh hơn Đông Nam Bộ.

B. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của cả 2 ngành tăng liên tục qua các năm.

C. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng gấp 1,95 lần.

D. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ có xu hướng giảm mạnh.

Đáp án: C

Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Giá trị sản xuất ngành xây dựng của 2 vùng nhìn chung có xu hướng tăng nhưng khác nhau:

     + Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đồng bằng sông Hồng tăng liên tục và tăng thêm 101 727,1 tỉ đồng (tăng gấp khoảng 1,9 lần).

     + Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng nhưng không ổn định (2005 – 2010; 2011 - 2013 tăng và 2010 – 2011 giảm). Tăng thêm 69 249,2 tỉ đồng (tăng gấp 1,9 lần).

- Tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Bộ nhanh hơn Đồng bằng sông Hồng (194,8% so với 188,2%).

Như vậy, giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng gấp 1,95 lần là đáp án đúng nhất.

Câu 25. Có bao nhiêu vấn đề sau đây được đặt ra trong khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?

1. Vấn đề thuỷ lợi.

2. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.

3. Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.

4. Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích: Các vấn đề được đặt ra trong khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

- Vấn đề thuỷ lợi.

- Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.

- Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.

- Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.

Câu 26. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. thiếu nước vào mùa khô.

B. khí hậu không ổn định.

C. hạn hán và lũ lụt.

D. đất bị hoang mạc hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ là thiếu nước trầm trọng vào mùa khô. Hiện nay nhiều công trình thủy lợi và hồ chứa nước đang và đã được xây dựng để sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

Câu 27. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

B. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

C. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án: B

Phát triển bền vững là sự phát triển có hiệu quả ở hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự tiếp tục trong tương lai. Như vậy một nền công nghiệp bền vững cần đáp ứng đủ hai tiêu chí.

- Thứ 1 là hiệu quả kinh tế cao, ổn định: để mang lại hiệu quả kinh tế cao cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, cụ thể là đẩy mạnh vốn đầu tư, khoa học công nghệ , phát triển các ngành công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng nhanh giá trị sản xuất.

- Thứ 2 là đảm bảo sự phát triển trong tương lai: là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

⇒ Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

Câu 28. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

A. đa dạng về ngành

B. gắn liền với vùng ven biển

C. mang lại hiệu quả cao

D. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Đáp án: C

Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh nổi trội về kinh tế biển: tài nguyên có giá trị nhất là khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam + trung tâm du lịch biển lớn + vận tải biển (cảng Bà Rịa – Vũng Tàu) + khai thác hải sản (ngư trường lớn).

Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

⇒ Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.

Câu 29. Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

1) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư.

2) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học công nghệ.

3) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học quản lí.

4) Cho phép thực hiện có hiệu quả việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích: Vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là:

- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư.

- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học công nghệ.

- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học quản lí.

- Cho phép thực hiện có hiệu quả việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

Câu 30. Nhận định nào không đúng với ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ?

A. Đa dạng về ngành.

B. Gắn liền với vùng ven biển.

C. Mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

D. Tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Đáp án: C

Giải thích: Ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ là sự đa dạng về ngành (giao thông vận tải, du lịch biển – đảo, khai thác khoáng sản, khai thác – chế biến thủy, hải sản), gắn liền với vùng ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Câu 31. Nguyên nhân quan trọng nhất về mặt tự nhiên để cây cao su phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là

A. nguồn nước mặt phong phú

B. có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su trong vùng

C. thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định

D. có loại đất xám rất thích hợp cho cây cao su, khí hậu nóng ẩm, ít bão.

Đáp án: D

Xác định từ khóa: điều kện tự nhiên

- Đáp án B, C là điều kiện KT – XH ⇒ Loại B, C

- Cao su là loài cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới. Thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất xám phù sa cổ; thân cây cao phù hợp với điều kiện khí hậu ổn định, thoáng trên các cao nguyên.

Câu 32. Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh, chủ yếu do

A. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử.

B. hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí.

C. tăng cường đầu tư vào ngành dệt, may, da giày.

D. phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Đáp án: B

Công nghiệp khai thác dầu khí đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ và thúc đấy sự phát triển công nghiệp của vùng, nâng cao tỉ trọng công nghiệp.

Câu 33. Tại sao Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các vùng khác?

A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế.

B. Lao động có trình độ cao nhất.

C. Có nguồn tài nguyên phong phú nhất cả nước.

D. Có cơ sở hạ tầng đồng bộ nhất cả nước.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các vùng khác là do vùng Đông Nam Bộ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Câu 34. Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp do

A. có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào.

B. có nguồn lao động đông, chuyên môn kĩ thuật cao.

C. phát huy được các thế mạnh vốn có.

D. thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp nguyên nhân chủ yếu là do thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.

Câu 35. Nguyên nhân làm cho thuỷ lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. Đông Nam Bộ có một mùa khô kéo dài và sâu sắc.

B. nhiều vùng thấp dọc sông Đồng Nai.

C. cây công nghiệp cần nhiều nước tưới.

D. La Ngà bị úng ngập trong mùa mưa.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân làm cho thuỷ lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là ở Đông Nam Bộ có một mùa khô kéo dài và sâu sắc.

Câu 36. Vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu là:

A. thiếu lao động chuyên môn cao.

B. bảo vệ môi trường.

C. thiếu nguyên liệu.

D. quy hoạch không gian lãnh thổ.

Đáp án: B

Giải thích: Phát triển công nghiệp theo chiều sâu không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, thủy điện), các ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, thực phẩm,... những ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước, đất và cả không khí rất cao. Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu là bảo vệ môi trường nhằm mục đích sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 37. Hoạt động kinh tế biển ít có giá trị đối với nền kinh tế của Đông Nam Bộ là

A. khai thác, chế biến dầu khí.

B. giao thông vận tải biển.

C. du lịch biển.

D. nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 38. Ở Đông Nam Bộ, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do

A. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.

B. Ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn.

C. Đầu tư vào máy móc thiết bị.

D. Có nhiều nhà má lọc – hóa dầu.

Đáp án: D

Giải thích: Ở ĐNB, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do: Có nhiều nhà má lọc – hóa dầu. Sản lượng dầu thô khai thác tăng là do: Tăng cường hợp tác với nước ngoài; ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn, đầu tư vào máy móc thiết bị.

Câu 39 Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

B. só đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

C. đất badan tập trung thành vùng lớn.

D. nhiệt độ quanh năm cao trên 27ºC.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là có đất badan tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để trồng chuyên canh các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều,... với qui mô lớn.

Câu 40. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do

A. Sự đa dạng của ngành công nghiệp.

B. Chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.

C. Sự năng động của nguồn lao động.

D. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.

Bài viết liên quan

567
  Tải tài liệu