Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa (tiếp theo) có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 18: Đô thị hóa (tiếp theo) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

530
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18 (có đáp án): Đô thị hóa (tiếp theo)

Câu 1. Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm

A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.

B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh.

D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại

Đáp án: B

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm độ thị hóa ở nước ta?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

B. Trình độ đô thị hóa thấp.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Ý nào dưới đây là đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

A. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng giảm.

B. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

D. Trình độ đô thị hóa ở mức cao.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Nhận định nào dưới đây không phải hậu quả của quá trình đô thị hoá tự phát ở nước ta đã và đang gây ra?

A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

B. ô nhiễm môi trường.

C. an ninh, trật tự xã hội.

D. nâng cao đời sống người dân.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Từ Cách mạng tháng Tăm năm 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa

A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều

B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.

C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6. Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là

A. Thương mại, du lịch.

B. Hành chính, quân sự.

C. Du lịch, công nghiệp.

D. Công nghiệp, thương mại.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7. Năm 2006, vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Bắc Trung Bộ

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đáp án: D

Giải thích: SGK/78, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8. Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành

A. 3 loại.

B. 4 loại.

C. 5 loại.

D. 6 loại.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Câu 9. Đâu không phải là thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta?

A. Hà Nội

B. TP. Hồ Chí Minh

C. Huế.

D. Cần Thơ.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Câu 10. Đặc điểm nào không đúng với quá trình phát triển đô thị từ năm 1954 - 1975?

A. Ở cả hai miền, quá trình đô thị hoá phát triển mạnh mẽ.

B. Ở miền Nam, đô thị dược dùng như một biện pháp phục vụ chiến tranh.

C. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại.

D. Ở miền Bắc, đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá trên cơ sở đô thị đã có.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 11. Vào khoảng thế kỉ III TCN, xuất hiện đô thị nào dưới đây?

A. Tây Đô.

B. Hoa Lư.

C. Phú Xuân.

D. Cổ Loa.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 12. Các đô thị có chức năng hành chính, quân sự vào thời gian nào?

A. Thời phong kiến.

B. Thời Pháp thuộc.

C. Thời Mỹ quốc.

D. Thời Việt Nam cộng hòa.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 13. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều là đặc điểm giai đoạn nào dưới đây?

A. 1945 – 1954.

B. 1954 – 1975.

C. 1975 – 1986.

D. 1986 đến nay.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 14. Hai đô thị đặc biệt của nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng

B. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

D. Hà Nội, Cần Thơ.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Bài viết liên quan

530
  Tải tài liệu