Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 24 (mức độ vận dụng) có đáp án năm 2021 – 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 24 (mức độ vận dụng) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 có đáp án (mức độ vận dụng)
Câu 11. Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
Tổng số |
Khai thác |
Nuôi trồng |
2000 |
2250,9 |
1660,9 |
590,0 |
2010 |
5142,7 |
2414,4 |
2728,3 |
2012 |
5820,7 |
2705,4 |
3115,3 |
2015 |
6582,1 |
3049,9 |
3532,2 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?
A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.
B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.
C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015.
D. Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.
Đáp án: C
Giải thích: Qua biểu đồ, ta thấy:
Xét lần lượt mối đáp án:
- Nhận xét A: tổng sản lượng thủy sản tăng: 6582.1/ 2250.9 = 2,92 lần ⇒ Đáp án A: tổng sản lượng thủy sản tăng 5,5 lần Sai
- Nhận xét B: Thủy sản khai thác tăng: 3049,9 / 1660,9 = 1,84 lần; Thủy sản nuôi trồng tăng: 3532,2 / 590,0 = 6 lần. Như vậy, nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác (6 > 1,84) ⇒ Nhận xét B: Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng Sai.
- Nhận xét D: Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta là Sai.
- Đáp án C: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015 là Đúng.
Câu 12. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA 2005 - 2010
Năm |
2005 |
2007 |
2009 |
2010 |
Sản lượng (nghìn tấn) |
3 467 |
4 200 |
4 870 |
5 128 |
- Khai thác |
1 988 |
2 075 |
2 280 |
2 421 |
- Nuôi trồng |
1 479 |
2 125 |
2 590 |
2 707 |
Giá trị sản xuất (tỉ đồng) |
38784 |
47 140 |
53 540 |
56 660 |
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005-2010?
A. Sản lượng nuôi trồng tăng chậm hơn sản lượng khai thác
B. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua các năm đều giảm
C. Sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng
D. Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng
Đáp án: D
Giải thích:
- Công thức: Sự tăng lên = giá trị năm cuối – giá trị năm gốc.
- Từ công thức trên, ta được: Sản lượng thủy sản khai thác tăng 433 nghìn tấn, nuôi trồng tăng 1288 nghìn tấn và giá trị sản xuất tăng 17 876 tỉ đồng.
- Qua kết quả tính toán và bảng số liệu ta có những nhận xét sau:
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục và tăng thêm 433 nghìn tấn. Sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2005 – 2007 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng nhưng từ năm 2007 – 2010 thì luôn nhỏ hơn.
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục và tăng thêm 1228 nghìn tấn (tăng nhanh hơn khai thác).
+ Giá trị sản xuất tăng liên tục và tăng thêm 17 876 tỉ đồng.
Như vậy, với những nhận xét trên, xét thấy ý D là chính xác nhất.
Câu 13. Giải thích vì sao năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp?
A. Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
C. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
D. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
Đáp án: D
Giải thích: Vùng biển nước ta còn nhiều tiềm năng ở khu vực xa bờ. Tuy nhiên do phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu nên hoạt động đánh bắt xa bờ cũng như khả năng khai thác con yếu kém dẫn đến năng suất khai thác thấp.
Câu 14. Giải pháp nào dưới đây quan trọng nhất để phát triển đánh bắt xa bở ở nước ta hiện nay?
A. Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
B. Mở rộng thị trường xuất khẩu
C. Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắc nhỏ.
D. Xây dựng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.
Đáp án: A
Giải thích: Đánh bắt xa bờ đòi hỏi phương tiện đánh bắt hiện đại, tàu thuyền công suất lớn để có thể đi xa và khai thác nguồn lợi ở vùng biển sâu. Tuy nhiên ở nước ta phương tiện đánh bắt còn thô sơ, cần chi phí đầu tư về vốn lớn để đổi mới phương tiện hiện đại. vì vậy, khó khăn cần giải quyết khi đánh bắt xa bờ ở nước ta là tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
Câu 15. Vùng có thế mạnh vừa có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, vừa có thế mạnh về đánh bắt thủy sản
A. Tây Nguyên
B. Trung du miền núi Bắc Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ
Đáp án: B
Giải thích: Vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, đánh bắt thủy sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).
Câu 16. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh về
A. chăn nuôi gia cầm và đánh bắt thủy – hải sản.
B. chăn nuôi gia súc nhỏ và đánh bắt thủy – hải sản.
C. chăn nuôi gia súc lớn và đánh bắt thủy – hải sản.
D. chăn nuôi gia súc nhỏ và gia súc lớn.
Đáp án: C
Giải thích: Vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, đánh bắt thủy – hải sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).
Câu 17. Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
A. Cà Mau – Kiên Giang
B. Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Hải Phòng – Quảng Ninh
Đáp án: B
Giải thích: Ngư trường trọng điểm nằm ngoài xa khơi là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 18. Đặc điểm chủ yếu nào dưới đây thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản?
A. Bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng.
B. Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn.
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
Đáp án: B
Giải thích: Xác định từ khóa “ thuận lợi cho nuôi trồng”. Các bãi triều đầm phá, cánh rừng ngập mặn là những môi trường hết sức thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.
Câu 19. Những điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là
A. bờ biển dài và vùng biển rộng lớn.
B. có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
C. dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.
D. có các ngư trường rộng lớn, giàu hải sản.
Đáp án: B
Giải thích: Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Câu 20. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?
A. Nghệ An
B. Quảng Bình
C. Bình Định
D. Bạc Liêu
Đáp án: D
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh).
B2. Xác định được:
- Tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
- Các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn).
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, tỉnh Quảng Bình có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức là
A. Dưới 5 %.
B. Từ 5 – 10%.
C. Từ trên 10 đến 20%.
D. Từ trên 20 đến 30%.
Đáp án: D
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
B2. Xác định vị trí tỉnh Quảng Bình và tìm ra giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức từ trên 20 đến 30% (nền màu hồng nhạt nhất).
Câu 22. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng nhỏ hơn khai thác?
A. Quảng Ninh
B. Nghệ An
C. Cà Mau
D. Bình Thuận
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh).
B2. Xác định được:
- Các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Bình Thuận có sản lượng thủy sản nuôi trồng nhỏ hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn).
- Tỉnh Cà Mau có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, vùng nào có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức thấp nhất?
A. Tây Nguyên
B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Đáp án: A
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
B2. Xác định các vùng có giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức thấp nhất dưới 5% (màu vàng nhạt).
Như vậy, ta thấy Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là hai vùng có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp thấp nhất.
Câu 24. Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Sản lượng khai thác ngày càng tăng.
B. Đẩy mạnh phát triển đánh bắt xa bờ.
C. Nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất.
D. Khai thác thủy sản nôi địa là chủ yếu.
Đáp án: D
Giải thích: Nước ta tiếp giáp vùng biển rộng lớn, nhiều ngư trường trọng điểm với nguồn lợi thủy hải sản dồi dào. Hoạt động đánh bắt thủy sản vùng biển ven bờ và hiện nay là ngoài khơi xa được đẩy mạnh, mang lại sản lượng thủy hải sản vô cùng lớn. Như vậy, nhận xét: Khai thác thủy sản nôi địa là chủ yếu là không đúng.
Câu 25. Do tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới nên đã dẫn đến vấn đề nào dưới đây?
A. sản lượng đánh bắt nhỏ không đáp ứng được nhu cầu.
B. thường gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường nghiệm trọng.
C. năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp.
D. thủy sản nước ta bị khai thác cạn kiệt cả gần và xa bờ.
Đáp án: C
Giải thích: Vùng biển nước ta còn nhiều tiềm năng về hải sản ở khu vực xa bờ. Tuy nhiên do phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu nên hoạt động đánh bắt xa bờ cũng như khả năng khai thác con yếu kém nên năng suất khai thác thấp.
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp(tiếp) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 24: (tiếp theo) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp (tiếp) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26 : Cơ cấu ngành công nghiệp (tiếp theo) có đáp án năm 2021 – 2022