Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiếp 2) có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiếp 2) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

551
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiếp 2)

Câu 23: căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ cây công nghiệp ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000-2007, tỉ trọng của cây công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất ngành tròng trọt tăng

A. 1,6%      B. 2,6%

C. 3,6%      D. 4,6%

Đáp án: A

Giải thích :Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ cây công nghiệp ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000-2007, tỉ trọng của cây công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 24,0% (2000) lên 25,6% (2007), nghĩa là tăng thêm 1,6%.

Câu 24: Căn cứ vào biểu đồ lúa ( năm 2007) ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa ( 2007) lớn nhất nước ta là:

A. Thanh Hóa, Nghẹ An      B. Long An , Đồng Tháp

C. Kiên Giang, An Giang      D. Thái Bình, Nam Điịnh

Đáp án: C

Giải thích :Căn cứ vào biểu đồ lúa (năm 2007) ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa (2007) lớn nhất nước ta là tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang.

Câu 25: Căn cứ vào biểu đồ lúa ( năm 2007) ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, tinh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Hưng Yên      B. Vĩnh Phúc

C. Hà Nam      D. Hải Dương

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ lúa (năm 2007) ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là Vĩnh Phúc (từ 70-80%), các tỉnh còn lại thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng đều trên 80%.

Câu 26: Căn cứ vào biểu đồ Diện tích và sản lượng lúa cả nước( năm 2007) ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000-2007, diện tích lúa của nước ta

A. Tăng 459 nghìn ha      B. Không có biến động

C. Giảm 459 nghìn ha      D. Giảm 459 ha

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ Diện tích và sản lượng lúa cả nước (năm 2007) ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000-2007, diện tích lúa của nước ta giảm từ 7666 nghìn ha (2000) xuống 7207 nghìn ha (2007), tức là giảm đi 459 nghìn ha.

Câu 27: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên hóa của vùng Tây Nguyên

A. Cà phê      B. Thuốc là

C. Bông      D. Đậu tương

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, các cây công nghiệp như cà phê, cao su, bông, tiêu, điều,… là các sản phẩm chuyên hóa của vùng Tây Nguyên.

Câu 28: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên hóa của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

A. Dừa B.       Mía

C. Lạc       D. Đậu tương

Đáp án: D

Giải thích :Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cây công nghiệp mía, lạc, dừa và bông là các sản phẩm chuyên hóa của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 29: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, nhận điịnh nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?

A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng

B. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hàng năm

C. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước

Đáp án: B

Giải thích :Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, ta thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ trồng các cây công nghiệp hàng năm mà còn trồng cả các cây công nghiệp lâu năm, điển hình nhất là cây dừa phân bố nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau.

Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai tỉnh có sô lượng trâu bò ( năm 2007) lớn nhất nước ta là:

A. Quảng Ning, Thanh Hóa      B. Thanh Hóa, Nghệ An

C. Thnah Hóa , Bình Định      D. Nghệ An, Quảng Nam

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và xác định kí hiệu trâu, bò phân bố ở tỉnh nào nhiều nhất. Ta thấy, hai tỉnh có số lượng trâu bò (năm 2007) lớn nhất nước ta là Thanh Hóa và Nghệ An.

Câu 31: Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ chă nuôi ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỏng giai đoạn 2000- 2007, tỉ trọng giá trị snar xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị snar xuất nông nghiệp tăng

A. 3,1%      B. 5,1%

C. 7,1%      D. 9,1%

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ chăn nuôi ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 - 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 19,3% (2000) lên 24,4% (2007), tức là tăng thêm 5,1%.

Câu 32: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta ?

A. Kon Tum vag Gia Lai      B. Lâm Đồng và Gia Lai

C. Đắk Lắk và Lâm Đồng      D. Bình Phước và Đắk Lắk

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Lắk.

Câu 33 : Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19,các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 10% phân bố ở những vùng nào của nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc TRung Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc TRung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 12% phân bố ở những vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là hai vùng chuyên canh trọng điểm về cây lương thực, thực phẩm (cây công nghiệp hàng năm).

Bài viết liên quan

551
  Tải tài liệu