Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 41 (mức độ vận dụng) có đáp án năm 2021 – 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 41 (mức độ vận dụng) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 có đáp án (mức độ vận dụng)
Câu 21. Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh
A. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
B. trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá.
C. trồng lúa, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
D. trồng cây CN lâu năm, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: A
Giải thích: Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 22. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2000 VÀ 2005
Năm |
Cả nước |
Đồng bằng sông Cửu Long |
||
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
|
2000 |
7666,3 |
32529,5 |
3945,8 |
16702,7 |
2005 |
7329,2 |
35826,8 |
3826,3 |
19298,5 |
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005 là
A. miền.
B. tròn
C. cột.
D. đường.
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ tròn (cụ thể là mỗi năm 1 hình tròn) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005.
Câu 23. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2000 VÀ 2005
Năm |
Cả nước |
Đồng bằng sông Cửu Long |
||
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
|
2000 |
7666,3 |
32529,5 |
3945,8 |
16702,7 |
2005 |
7329,2 |
35826,8 |
3826,3 |
19298,5 |
Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Longg (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là
A. 49 tạ/ha và 50,4 tạ/ha
B. 48,9 tạ/ha và 50,4 tạ/ha
C. 47 tạ/ha và 51 tạ/ha
D. 48,9 tạ/ha và 50 tạ/ha
Đáp án: B
- Công thức tính: Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha).
- Áp dụng công thức:
NS lúa cả nước (2005) = 35826,8/ 7329,2 = 4,89 tấn/ha = 48,9 tạ/ha.
NS lúa ĐBSH (2005) = 19298,5/3826,3 = 5,04 tấn/ha = 50,4 tạ/ha.
Như vậy, năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là 48,9 tạ/ha và 50,4 tạ/ha.
Câu 24. Giải pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Lai tạo giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ lũ.
C. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
D. Khai thác rừng ngập mặn nuôi thủy sản.
Đáp án: D
Giải thích: Giải pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là khai thác rừng ngập mặn nuôi thủy sản. Do rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong bảo vệ đất, tránh xâm ngập mặn.
Câu 25. Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Camphuchia là
A. An Giang.
B. Hậu Giang.
C. Tiền Giang.
D. Vĩnh Long.
Đáp án: A
Giải thích: An Giang có biên giới với Campuchia.
Câu 26. Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh
A. trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá.
B. trồng lúa, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
C. trồng cây CN lâu năm, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
D. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
Đáp án: D
Giải thích: Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 27. So với Đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long
A. được khai thác sớm hơn.
B. ít thay đổi hơn.
C. có một số vùng vẫn tương đối nguyên thủy.
D. bị suy thoái nghiêm trọng.
Đáp án: C
ĐBSCL là vùng đất mới được khai thác sau này nên thiên nhiên trù phú, giàu có và còn một số vùng vãn ở trạng thái nguyên thủy. Ngược lại, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (nghìn năm văn hiến) nên nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác và sử dụng với hiệu suất lớn, một số tài nguyên bi suy thoái do sử dụng quá mức. Vậy so với ĐBSH, thiên nhiên ĐBSCL có một số nơi vẫn ở tình trạng tương đối nguyên thủy.
Câu 28. Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cần chủ động sống chung với lũ?
A. lũ không có tác hại gì lớn, nhưng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế (bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...).
B. bên cạnh những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội mà con người không loại bỏ được, lũ mang đến những nguồn lợi kinh tế.
C. lũ là một loại thiên tai có tính phổ biến mà đến nay con người vẫn chưa tìm ra được biện pháp để hạn chế tác hại.
D. từ lâu đời, sinh hoạt trong mùa lũ là nét độc đáo mang bản sắc văn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cần chủ động sống chung với lũ, là do bên cạnh những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội mà con người không loại bỏ được, lũ mang đến những nguồn lợi kinh tế.
Câu 29. Những định hướng chính đối với sản xuất lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long
A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang
B. Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích các cây khác.
C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản.
D. Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác
Đáp án: A
ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng đầu của cả nước (diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, chiếm > 50%). Tuy nhiên, sản lượng lương thực cao chủ yếu do diện tích đất sản xuất lớn (năng suất lúa còn thấp hơn so với ĐBSH). Định hướng chính đối với lương thực của vùng trong thời gian tới là đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng nhiều tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực. Đồng thời tiếp tục khai thác các thế mạnh tự nhiên ở những vùng đất mới, còn nhiều tiềm năng.
Câu 30. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
1) Đất phù sa chiếm diện tích rộng để hình thành vùng lúa chuyên canh quy mô lớn.
2) Khí hậu thể hiện tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng cao, chế độ nhiệt cao, ổn định; lượng mưa lớn, thích hợp với cây lúa nước.
3) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang nước đến khắp nơi trong đồng bằng.
4) Mỗi năm có thể làm 2 - 3 vụ lúa trên khắp diện tích của đồng bằng, là tăng sản lượng lúa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước là do:
- Đất phù sa chiếm diện tích rộng để hình thành vùng lúa chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu thể hiện tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng cao, chế độ nhiệt cao, ổn định; lượng mưa lớn, thích hợp với cây lúa nước.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang nước đến khắp nơi trong đồng bằng.
Câu 31. Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả gì?
A. Bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
B. Giảm các nguyên tố vi lượng trong đất.
C. Thường xuyên cháy rừng.
D. Sa mạc hoá ở bán đảo Cà Mau.
Đáp án: A
Giải thích: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền. Hàng năm nước triều vào sâu trong đất liền khoảng 10-20km gây ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp.
Câu 32. Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
B. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
C. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.
D. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.
Đáp án: C
Giải thích: Giải pháp được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn vì diện tích đất nhiễm mặn lớn và hiện tượng xâm ngập mặn ngày càng gia tăng.
Câu 33. Các tỉnh/thành phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A. Cần Thơ, Hậu Giang.
B. Vĩnh Long, Trà Vinh.
C. An Giang, Kiên Giang.
D. Long An, Tiền Giang.
Đáp án: D
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Câu 34. Ý nào không biểu hiện được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta
A. Chiếm trên 50% diện tích lúa cả nước.
B. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 1000kg.
C. Có nhiều khả năng để mở rộng diện tích.
D. Chiếm trên 50% sản lượng láu cả nước.
Đáp án: C
Giải thích: Có nhiều khả năng để mở rộng diện tích không biểu hiện được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta.
Câu 35. Vùng nào dưới đây có nhiều vịnh cửa sông đổ ra biển nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: D
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều vịnh cửa sông đổ ra biển nhất nước ta.
Câu 36. Biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
C. Mùa khô không rõ rệt.
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.
Đáp án: B
Giải thích: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền (mực nước biển tăng).
Câu 37. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2000 VÀ 2005
Năm |
Cả nước |
Đồng bằng sông Cửu Long |
||
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
|
2000 |
7666,3 |
32529,5 |
3945,8 |
16702,7 |
2005 |
7329,2 |
35826,8 |
3826,3 |
19298,5 |
Từ bảng số liệu trên, cho biết đâu là nhận xét không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước và ĐBSCL
A. Diện tích và sản lượng lúa cả nước tăng lên nhanh.
B. Diện tích lúa ĐBSCL có xu hướng giảm trong khi sản lượng lúa vẫn tăng.
C. Sản lượng lúa ĐBSCL chiếm 54,2% sản lượng lúa cả nước (năm 2005).
D. Diện tích lúa ĐBSCL chiếm 52,2% cả nước (năm 2005).
Đáp án: A
- Diện tích lúa cả nước giảm (7666,3 xuống 7329,2 nghìn ha), trong khi sản lượng lúa vẫn tăng (32529,5 lên 35826,8 nghìn tấn) ⇒ Nhận xét A. Diện tích và sản lượng lúa cả nước tăng lên nhanh ⇒ Sai.
- Diện tích lúa ĐBSCL có xu hướng giảm (3945,8 xuống 3826,3 nghìn ha) trong khi sản lượng lúa vẫn tăng (16702,7 lên 19298,5 nghìn tấn) ⇒ Nhận xét B đúng.
- Sản lượng lúa ĐBSCL chiếm 54,2% sản lượng lúa cả nước (năm 2005) ⇒ Nhẫn xét C đúng.
- Diện tích lúa ĐBSCL chiếm 52,2% cả nước (năm 2005) ⇒ Nhận xét D đúng.
Câu 38. Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005
Năm |
Cả nước |
Đồng bằng sông Cửu Long |
||
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
|
2000 |
7666,3 |
32529,5 |
3945,8 |
16702,7 |
2005 |
7329,2 |
35826,8 |
3826,3 |
19298,5 |
Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Longg (tạ/ha) năm 2000 lần lượt là
A. 42,3 tạ/ha và 42,4 tạ/ha
B. 43,2 tạ/ha và 44,2 tạ/ha
C. 42,4 tạ/ha và 42,3 tạ/ha
D. 43,2 tạ/ha và 42,3 tạ/ha
Đáp án: C
Gợi ý: Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha).
Giải thích:
- Công thức tính: Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha).
- Áp dụng công thức:
Năng suất lúa cả nước (2000) = 32529,5/ 7666,3 = 4,24 tấn/ha = 42,4 tạ/ha.
Năng suất lúa ĐBSH (2005) = 16702,7/3945,8 = 4,23 tấn/ha = 42,3 tạ/ha.
⇒ Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Longg (tạ/ha) năm 2000 lần lượt là
42,4 tạ/ha và 42,3 tạ/ha.
Câu 39. Về tự nhiên thì đồng bằng nào ở nước ta được khai thác muộn nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.
C. Đồng bằng duyên hải.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: D
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất được khai thác muộn nhất, cách đây khoảng 250 năm nên thiên nhiên trù phú, giàu có và còn một số vùng vẫn ở trạng thái nguyên thủy. Ngược lại, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (nghìn năm văn hiến) nên nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác và sử dụng với hiệu suất lớn, một số tài nguyên bi suy thoái do sử dụng quá mức,...
Câu 40. Vì sao cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút, để mở rộng diện tích đất lâm nghiệp ở đồng bằng.
B. rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái và đồng bằng sông Cửu Long có mùa khô sâu sắc.
C. để mở rộng diện tích đất lâm nghiệp ở đồng bằng và rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
D. trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút và rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là do trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút và rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 41: (tiếp theo) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 42:(tiếp) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 42 (mức độ vận dụng) có đáp án năm 2021 – 2022